Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Ni-kô-lai Va-li-ê-vích Gô-gôn (Nikolay Vasilyveich Gogol) và tác phẩm Quan thanh tra.
Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Ni-kô-lai Va-li-ê-vích Gô-gôn (Nikolay Vasilyveich Gogol) và tác phẩm Quan thanh tra.
Điều gì được thông báo? Vì sao chủ sự bưu vụ có được thông tin đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Điều được thông báo: Klét- xta-cốp – người được mọi người tưởng là quan thanh tra nhưng sự thật lại không phải quan thanh tra
- Chủ sự bưu vụ có được thông tin đó vì có người mang đến nhà Bưu vụ. Nhìn thấy bì thư đề Phố nhà Bưu vụ, chủ sự liền bóc thư ra xem.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thị trưởng phản ứng như thế nào trước khi bức thư được đọc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThị trưởng ngạc nhiên, không thể tin thậm chí tức giận, đòi đày chủ Bưu vụ đi Xi-bia trước khi bức thi được đọc
+ “ Sao ông lại dám làm thế?.... […] Sao ông lại dám bóc thư của một vị quan lớn được ủy nhiệm như vậy”
+ “ Sao ông lại dám gọi Ngài là chẳng phải ông cũng chẳng phải thằng”
+ “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ trở thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi- bia, rõ không?”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý nội dung bức thư.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNội dung bức thư của gửi cho nhân vật “ cậu Gỉe lau” viết về quá trình kì lạ của Khlét-xta-cốp khi được mọi người trong thành phố nhầm tưởng là nhân vật Quan thanh tra. Ngoài ra, Khét-xta-cốp cũng nhắc về sự thay đổi trong cuộc sống sau khi được trở thành Quan thanh tra.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thông tin về thị trưởng được nhắc mấy lần?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThông tin về thị trưởng được nhắc lại 2 lần. Cụ thể:
+ Lần 1: “Hiện nay, mình ở nhà thị trưởng, ản uống thả cửa , lại tán tỉnh mạnh cả vợ và con gái lão ta…”
+ Lần 2: “Trước hết là thằng thị trưởng, ngu như một con ngựa thiến lông xám”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý thông tin về mỗi nhân vật được viết trong bức thư.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chủ sự bưu vụ: “giống thằng Mi-khê-ép, gác cổng ở bưu vụ như hệt; chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế”
- Viện trưởng viện tế bần: “ là một con lợn chính cống đội mũ nồi”
- Thị trưởng: “ thằng thị trưởng ngu như một con ngựa thiến lông xám”
- Viên kiểm học “ người sặc mùi hành”
- Chánh án: “ thật hết sức mô-ve-tông”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chỉ ra các lời thoại có màu sắc độc thoại, bàng thoại trong lời đối thoại của thị trưởng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời thoại có màu sắc độc thoại:
+ “ Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm….Tổng đốc ấy cũng khôgn đáng kể đâu.”
+ “ Hừ, thằng to đầu mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với nhân vật quan trọng!....rồi thiên hạ còn nhe rằng, vỗ tay hoan hô đó!”
+ “ Hừ…. Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn khiếp…. Rõ thật khi nào bị trời trừng phạt thì trước hết trời làm mất trí như thế ấy”
- Lời thoại có màu sắc bàng thoại:
+ “ Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn khiếp”
+ “ Các ngài cười gì! Các ngài tự giễu mình đấy!...”
+ “ Cái thằng vớ vẩn ấy giống quan thanh tra ở chỗ nào…. Vậy mà đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hình dung hành động và tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu qua lời chỉ dẫn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua lời chỉ dẫn sân khấu, các nhân vật được hiện ra với:
- Tâm trạng: kinh ngạc, sợ hãi đến ngỡ ngàng
- Hành động: thốt lên một tiếng kêu thất kinh
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Liệt kê ít nhất năm lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả, biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) từ đó Lời giải, gợi ý cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
- Trong đoạn kịch trên, lời chỉ dẫn sân khấu:
+ Thị trưởng ( tức giận)
+ Chủ sự bưu vụ ( đọc)
+ Chủ sự bưu vụ ( giơ lá thư)
+ Chủ sự bưu vụ ( nói tất cả)
+ Ác- tê-mi Phi-líp-pô-vích ( giữ thư lại)
+ Kô- rốp- kin ( đọc)
→ Tác dụng: Giúp cho người đọc hình dung hành động, cử chỉ, thái độ, cảm xúc…. của các nhân vật trong buổi hài kịch. Từ đó thể hiện tính cách của các nhân vật trong hài kịch.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống trong hài kịch là tình thế, hoàn cảnh đặc biệt khiến cho mâu thuẫn, xung đột và tính cách của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh tiềm ẩn dang trạng thái được bộc lộ. Trong đoạn trích Quan thanh tra, tình huống làm nảy sinh, phát sinh xung đột là việc Chủ sự bưu vụ đọc được bức thư của Khlét-xa-cốp
- Xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra: Khi phát hiện sự thật về quan thanh tra, các nhân vật như Chủ sự Bưu vụ, thị trưởng và các nhân vật phụ như Kô-rốp-pin; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích đã thái độ, cảm xúc khác nhau. Điều đó xây dựng sự xung đột trong tính cách xấu xa có thói hư tật xấu với vẻ ngoài đàng hoàng, giả tạo.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)