Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Đây là bài thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật.
D. Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Đây là bài thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật.
D. Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Yếu tố nào sau đây không có tác dụng giúp ta nhận biết thể thơ của Chiều hôm nhớ nhà?
A. Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ
B. Tính chất đối của một số cặp câu thơ
C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ
D. Số tiếng trong mỗi câu thơ và số câu trong bài thơ
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi bài thơ
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nghệ thuật đối được thể hiện ở những cặp câu thơ nào?
A. Cặp câu 1 – 2 và 7 – 8
B. Cặp câu 1 – 2 và 3 – 4
C. Cặp câu 3 – 4 và 5 – 6
D. Cặp câu 5 – 6 và 7 – 8
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: C. Cặp câu 3 – 4 và 5 – 6
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Những câu nào trong bài thơ có tiếng hiệp vần?
A. Các câu 1 – 3 – 5 – 7 – 8
B. Các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. Các câu 1 – 2 – 3 – 4 – 5
D. Các câu 4 – 5 – 6 – 7 – 8
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau?
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
A. Biện pháp tu từ so sánh
C. Biện pháp tu từ đảo ngữ
B. Biện pháp tu từ nhân hoá
D. Biện pháp tu từ nói quá
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người có mối liên hệ như thế nào?
A. Cảnh thiên nhiên làm nền để tôn lên vẻ đẹp bức tranh sinh hoạt của con người.
B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hoà điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.
C. Cảnh thiên nhiên có sắc thái riêng, không liên quan gì đến bức tranh sinh hoạt của con người.
D. Bức tranh sinh hoạt làm nền để tôn lên vẻ đẹp đượm buồn của bức tranh thiên nhiên.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Dựa vào đâu để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
Có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình vì:- Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương của tác giả.
- Ngôn ngữ của bài thơ mang tính nhạc.
- Có cách ngắt nhịp hài hòa giữa các vế câu, các cặp câu thơ đối nhau.
- Sử dụng các biện pháp tu từ.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo
Các hình ảnh làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà:- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
- Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
- Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
- Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ được khắc họa với màu sắc u buồn, không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được khắc họa: gió, chim,… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.
Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Đó là một tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bài thơ chính là một niềm tâm sự, được giãi bày khi đi tới vùng đất lạ của tác giả.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)