Ôn tập (trang 35)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Điểm tương đồng:

- Chủ đề: Nói về thiên nhiên.

- Cảm hứng: Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp giản dị, gần gũi của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người viết.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình

1. Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình.

- Diễn biến sự việc. 

2. Nội dung tự sự

- Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc…

3. Yếu tố trữ tình

- Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản.

4. Tác động của sự kết hợp.

- Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả muốn nhắc đến.

- Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Hướng dẫn giải

- Một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên là:

+ Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

+ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Vũ Bằng

- Cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn:

+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp cận theo từng góc độ: địa lý, văn hóa, lịch sử… để lột tả được hết vẻ đẹp của dòng sông Hương.

+ “Cõi lá” – Đỗ Phấn tiếp cận từ thiên nhiên, con người để miêu tả thời tiết giao mùa.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng

- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.

- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.

b. Nguyên liệu để làm bánh chưng

- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.

- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.

c. Cách thức làm bánh

- Gói bánh

- Nấu bánh

- Thưởng thức bánh

d. Ý nghĩa của bánh chưng

- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.

- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.

- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu 6 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Lưu ý những điều sau:

- Xác định được đặc điểm nổi bật của một tác phẩm văn học (nội dung, vị trí…).

- Tìm hiểu rõ thể loại. 

- Lắng nghe và ghi chép nội dung thuyết trình.

- Trình bày và trao đổi ý kiến nếu chưa hiểu hoặc bổ sung.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)