1. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
Khi lựa chọn để tài, bạn có thể tham khảo các vấn để được gợi ý ở phần Viết hoặc chọn đề tài mới theo quan điểm cá nhân.
b. Tìm ý và sắp xếp ý
- Nếu chọn để tài theo phần Viết, cần xem lại dàn ý đã lập, đối chiếu với yêu cầu của bài nói để tìm và sắp xếp hệ thống ý cho phù hợp.
- Nếu chọn đề tài mới, có thể tìm ý và sắp xếp ý cho bài nói theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Về cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội hiện nay, bạn thấy vấn để nào đáng quan tâm và có thể gợi ra được những trao đổi thú vị?
+ Ý kiến cá nhân của bạn về vấn để đó là gì? Bạn dự kiến dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến đó?
+ Liệu có thể có ý kiến nào trái ngược với ý kiến của bạn? Vì sao ý kiến đó là không phù hợp hoặc sai trái?
+ Vấn đề bàn luận có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của tuổi trẻ hiện nay?
2. Thực hành nói
Bám sát các ý đã hình thành, trình bày bài nói rõ ràng, mạch lạc; đảm bảo sự tương tác tích cực với người nghe và có sự điều chỉnh nội dung hoặc cách trình bày khi cần thiết.
- Mở đầu: Nêu vấn để thuộc về cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, xã hội và giải thích vì sao bạn lựa chọn vấn đề đó.
Triển khai:
+ Trình bày ý kiến cá nhân của bạn về vấn đề bàn luận với các lí lẽ chặt chẽ, bằng chứng xác đáng. Các lí lẽ, bằng chứng có thể triển khai theo trình tự tăng dần: từ lí lē, bằng chứng ít quan trọng đến lí lễ, bằng chứng quan trọng hơn và kết thúc bằng lí lẽ, bằng chứng quan trọng nhất, có sức thuyết phục cao nhất; hoặc theo trình tự ngược lại.
+ Nêu ý kiến trái chiều có thể có và phản biện lại ý kiến đó.
- Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề bàn luận đối với đời sống của tuổi trẻ hiện nay.