Nội dung ôn tập

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 116)

Hướng dẫn giải

Loại văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

 

Văn bản văn học

- Tiểu thuyết lịch sử

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết lịch sử

- Thơ

- Thơ

- Thơ

- Thể cáo

- Thơ nôm

- Kiêu binh nổi loạn

- Người ở bến sông Châu

- Hồi trống Cổ Thành

- Thu hứng – Bài 1

- Tự tình – Bài 2

- Thu điếu

- Bình Ngô đại cáo

- Bảo kính cảnh giới

Văn bản nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Bản sắc là hành trang

- Gió thanh lay động cành cô trúc

- Đừng gây tổn thương

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 116)

Hướng dẫn giải

Thể loại truyện

Văn bản tiêu biểu

Đặc điểm

Tiểu thuyết

Kiêu binh nổi loạn (tiểu thuyết chương hồi)

- Hồi trống cổ thầnh (tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử)

- Phản ánh đời sống rộng lớn

- Cốt truyện phức tạp, nhiều sự kiện, nhiều xung đột, nhiều tuyến nhân vật

Truyện ngắn

Người ở bến sông Châu

- Hướng tới khắc hoạ một hiện tượng trong đời sống

- Không gian, thời gian hạn chế, kết cấu không nhiều tầng, ít nhân vật

- Nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 116)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

 

-  Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

 

Nghị luận văn học

 

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu 7 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

- Một số vấn đề xã hội:

+ Hành trang cuộc sống

+ Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ

+ Tinh thần yêu nước trong dịch bệnh

+ Bảo vệ môi trường

+ Trân trọng cuộc sống

+ ....

- Đó là những vấn đề xã hội cần có ý kiến vì đều đề cập đến những vấn đề nóng hổi trong xã hội, được nhiều người quan tâm và bàn luận, có có sự phân tích, đánh giá để đưa ra những kết luận khách quan.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều trang 118)

Hướng dẫn giải

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)