Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9.
Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9.
Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Câu tục ngữ 3: vần cách (thầy - mày)
- Câu tục ngữ 4: vần cách (thầy - tày)
- Câu tục ngữ 5: vần cách (cả - ngã)
- Câu tục ngữ 7: vần cách (non - hòn)
- Câu tục ngữ 8: vần cách (bạn - cạn)
=> Tác dụng: Câu có nhịp điệu, trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi hơn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- "ăn quả", "nhớ kẻ trồng cây": nhắc nhở con người sống phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng.
- "sóng cả", "ngã tay chèo": khuyên ta phải quyết tâm vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.
- "mài sắt", "nên kim": chỉ cần cố gắng, quyết tâm nhất định sẽ thu thành quả tốt.
Biện pháp tu từ ẩn dụ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCách diễn đạt đầy thú vị, ngắn gọn, hàm ẩn ý nghĩa sâu xa khiến người đọc phải suy ngẫm về sự đời.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)