Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân? (Những) ước mơ ấy thường được thể hiện như thế nào qua cách kết thúc của truyện cổ tích thần kì?
Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân? (Những) ước mơ ấy thường được thể hiện như thế nào qua cách kết thúc của truyện cổ tích thần kì?
Bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí, tác giả bài viết cho rằng: Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hòa giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Chọn ví dụ từ một truyện cổ tích thần kì đã học để làm rõ quan điểm của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Em đồng ý với ý kiến trên.
- Ví dụ như truyện cổ tíchSọ Dừa:
+ Đây là một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.
+ Nhưng cậu lại là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”.
+ Hành trình làm cho nhà phú ông và lấy được vợ:Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa. Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho. Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh.
= > Qua đây ta thấy được đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hòa giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài.
(Trả lời bởi datcoder)
Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản “Thúy Kiều báo ân, báo oán” có gì tương đồng và khác biệt so với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Thúy Kiều báo ân, báo oán
Truyện cổ tích thần kì
Giống nhau
Đều hướng đến cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, ước mơ của nhân dân lao động về công bằng trong cuộc sống.
Khác nhau
Thúy Kiều được Từ Hải (anh hùng) cứu giúp khỏi phận long đong, bạc nổi.
Được các thế lực thần linh, ông Bụt, ông Trời giúp đỡ để thoát khỏi những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần.