Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 5)

Hướng dẫn giải

* Bối cảnh lịch sử, văn hóa: 

- Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc. 

- Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn này có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, khát vọng tự do và nhân quyền.

- Văn học, nghệ thuật và âm nhạc: phản ánh sự khát khao tự do, tiến bộ, chống lại sự áp bức của thực dân Pháp.

* Khái quát về Nguyễn Ái Quốc:

- Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất.

- Cốt lõi của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, hết lòng phục vụ nhân dân và Tổ quốc. 

- Các tác phẩm nổi tiếng: Nhật ký trong tù, Tức cảnh Pác Pó, Tuyên ngôn độc lập,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. 

- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ truyền thống văn hóa của dân tộc mà giá trị tập trung nhất là lòng yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, tinh thần khoan dung, nhân ái,..

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Gia đình: 

+ Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước

+ Song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. 

- Quê hương: 

+ Người sinh ra và lớn lên tại 1 vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng

+ Quê Bác ở làng Kim Liên (làng Sen), nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 7)

Đọc hiểu 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 8)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Hồ Chí Minh luôn quan niệm văn chương là “Vũ khí chiến đấu”, phân biệt rõ văn chương nghệ thuật và văn chương tuyên truyền, xác định rõ mục đích, đối tượng hướng tới. Từ đó mới quyết định nội dung và cách viết. 

🡪 Với quan điểm sáng tác như vậy, các tác phẩm mà Bác viết có khả năng tác động mạnh mẽ tới tư tưởng và cảm xúc của con người. Qua đó gợi lên những suy nghĩ sâu sắc và thúc đẩy con người ra khỏi những quan điểm cũ rập khuôn và tìm ra các ý tưởng mới. Nó hình thành và tạo nên sức mạnh của văn chương trong việc lan truyền thông điệp, giá trị, niềm tin và lý tưởng, tạo ra những kết nối giữa con người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

+ Người viết bằng nhiều thể loại với những bút pháp và phong cách khác nhau 

+ Viết bằng nhiều ngôn ngữ, khi viết bằng tiếng Pháp, lúc viết bằng tiếng Hán, nhiều sáng tác bằng tiếng Việt (chữ Quốc ngữ),…

+ Thể loại: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 8)

Hướng dẫn giải

+ Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Francaise)

🡪 Tác phẩm đã vạch trần chính sách vô nhân đạo, tội ác và sự lừa dối của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa từ những bằng chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lời văn sắc bén,..

+ Bản “Tuyên ngôn Độc lập” 

🡪 Với lời văn ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, cảm hứng hào sảng, mạnh mẽ, lời văn đanh thép mà đầy cảm xúc,…

+ Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)” 

🡪 Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa giành được. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Trước vận mệnh đất nước đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng: xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)