Người thứ bảy

Đọc hiểu 10 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Nhân vật “tôi” phải chuyển nơi ở vì bị ám ảnh bởi hình bóng của K ở bãi biển này.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 11 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Nhân vật “tôi” đã không còn mơ thấy ác mộng, bản thân đã được cứu rỗi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 12 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của lời nói: Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta thấy là ta luôn đầu hàng với nỗi sợ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Tóm tắt: Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Hình ảnh đó đã ám ảnh trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến anh phải chuyển chỗ ở. Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. Dường như mọi thứ đã xoa dịu được nỗi đau của nhân vật “tôi”, anh không còn nằm mơ thấy ác mộng cũng như hình ảnh những con sóng dữ. Anh cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã được biến mất.

- Nhân vật chính của truyện là: nhân vật “tôi”.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Phần 1: Hình ảnh K bị con sóng cuốn mất trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”.

- Phần 2: Nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi”.

- Phần 3: Nhân vật “tôi” đối diện với nỗi sợ và sự giải thoát trong tâm trí.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Nhân vật “tôi” trước cái chết của K:

+ Nhân vật “tôi” và K có mối quan hệ thân thiết.

+ Đón nhận cơn bão bằng cả sự ngây thơ và hứng thú.

+ Khi con sóng đến: gọi K nhưng K không nghe thấy.

+ Khi con sóng cuốn lấy K -> tận mắt chứng kiến, chạy mất.

- Nhân vật “tôi” sau cái chết của K:

+ Đang nằm trên phòng bệnh của cha mình -> người cha kết luận nhân vật “tôi” vừa trải qua một cú sốc tâm lí hơn là cơn sốt đơn thuần.

+ Nhân vật tôi khi chứng kiến sự mất mát đó thì vô cùng sốc và đau buồn.

+ Khi thấy K trong con sóng: hoang mang, sợ hãi trong tâm trí.

=> Tính cách nhân vật “tôi”: là người sống có trách nhiệm, hồi trẻ còn ngây thơ, hồn nhiên nhưng sâu sắc và trưởng thành. Sự mất mát của K có thể coi là tình huống mà nhân vật “tôi” thay đổi tính cách. Nó là động lực để nhân vật “tôi” dám đối diện với nỗi sợ để thay đổi chính bản thân mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Hình ảnh con sóng dữ dội tượng trưng cho những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà con người luôn luôn phải đối mặt.

- Hình ảnh nụ cười của nhân vật K tượng trưng cho sự lạc quan để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

=> Hai hình ảnh này có ý nghĩa nhấn mạnh và tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ về cách truyền đạt nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Truyện Người thứ bảy muốn gửi đến ta thông điệp: thay vì chạy trốn hãy đối diện với nỗi sợ, chúng ta hãy dũng cảm đối diện với nó để bản thân không bị đánh mất những giá trị quan trọng.

- Đoạn kết của truyện cũng chính là nội dung thông điệp vì bài học mà nhân vật “tôi” nhận ra cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Em thích nhất sự việc nhân vật “tôi” luôn cảm thấy ám ảnh về sự việc kinh hoàng đó bởi em thấy được hình bóng của mình. Để đối diện với điều này nhân vật “tôi” phải chuyển chỗ ở cũng giống như ta luôn phải chạy trốn với nỗi sợ. Để vượt qua một điều khó khăn, về mặt tâm lí là rất khó. Sự ám ảnh, niềm hoang mang, lo sợ luôn bủa vây họ và để cứu thoát cho chính bản thân mình chỉ còn cách chạy trốn khỏi nỗi sợ đó.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)