Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang... Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiViệc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn họ cần bám sát vấn đề nghị luận. Chỉ phân tích những chi tiết liên quan đến vấn đề mình đang cần làm rõ, tránh lan man, không liên quan đến vấn đề.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bi kịch của nhân vật Vũ Nương là: Bị chính người thân yêu nghi ngờ, đẩy đến cái chết bi thảm.
- Lí lẽ, bằng chứng:
+ Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà...
+ Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả đã phân tích từng nhân vật và so sánh với các tác phẩm của các tác giả khác cùng thể loại truyện để làm nổi bật nét độc đáo của Nguyễn Dữ.
- Câu văn giúp em hiểu rõ:
+ Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam hay Trung Hoa, Nhật Bản...
+ Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Điều khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.
- Cách lí giải của tác giả là hợp lí, nó được dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐi từ nội dung tác phẩm đến tài năng của Nguyễn Dữ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Em ấn tượng nhất với chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó”.
- Chi tiết là kết thúc hóa giải mọi hiểu nhầm và để đối phương hiểu được nỗi lòng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao); Vợ nhặt (Kim Lân); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)...
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vấn đề bàn luận: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.
- Bố cục: 5 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.
+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Tác giả nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.
+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Để minh oan cho lòng ngay thẳng, Nguyễn Dữ đã tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ Trương Sinh => tái hợp.
- Dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với ảo ảnh.
- Ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến để lại một hiện thực đắng cay không thể xóa bỏ.
=> Nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ mà các tác giả khác không thể vượt qua.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)