Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

- Tác giả Nguyễn Huy Thiệp:

+ Sinh năm 1950

+ Quê quán: Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Là nhà văn có đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghề thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại

+ Viết nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, tiểu luận văn chương, kịch... nhưng đặc sắc nhất là truyện ngắn

+ Tác phẩm nổi tiếng: Tướng về hưu, Tuổi 20 yêu dấu, Chảy đi sông ơi,..

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn là lúc mà thiên nhiên tràn đầy vẻ đẹp sức sống, xanh rươi với mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướp… Đây là thời gian thích nhất ở trong rừng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

Chi tiết kỳ ảo xuất hiện đã thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Ông Diểu đã cởi bỏ giày và quần áo ngoài để lên trạc cây duối

→ Hình ảnh con người đang dần gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

- Khỉ đực "co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông" bởi nó tin tưởng, dựa dẫm vào ông ông. Điều đó đã ép ông vào thế phải làm người tốt, phải đóng vai thiện trong khi ông đã là kẻ ác và vẫn không hề có ý định từ bỏ mục tiêu tóm lấy con mồi.

- Hành động tránh nhìn vào đôi mắt tội nghiệp của khỉ báo hiệu sự chuyển biến nội tâm trong nhân vật ông Diểu. Ông sợ sẽ mủi lòng và như vậy mục đích của chuyến đi săn có thể sẽ thất bại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

Sau khi phóng sinh cho khỉ đực, ông liền vội vã bỏ đi bởi ông sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định này

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

- Truyện Muối của rừng có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: “ Sau Tết Nguyên đán …. khỉ bố và khỉ mẹ”: Cuộc đi săn của ông Diểu

Phần 2: “ Nhặt đất đá ném… xa hơn nhưng lại an toàn” Diễn biến tâm trạng của ông Diểu khi nhìn thấy con khỉ đực bị thương 

Phần 3: Còn lại: Ông Diểu quyết định phóng sinh con khỉ đực 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

- Truyện được kể từ điểm nhìn: người kể chuyện- tác giả

- Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật: điểm nhìn giới hạn trong tầm hiểu biết của nhân vật ông Diểu.

→ Thể hiện khái quát được nhiều khía cạnh nội tâm, hành động, suy nghĩ của nhân vật

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn:

- Có khẩu súng hai nòng mới do con trai học ở nước ngoài gửi về

- Khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán là thời gian thích nhất ở rừng.

Hoạt động đi săn ông Diểu được miêu tả vô cùng cụ thể, chi tiết:

- Trang phục đi săn: “ nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đội giày cao cổ”, “ mang theo cả nắm xôi nếp”

- “Ông đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn”

- “ Phát đạn của ông Điểu trúng vào vai khỉ bố, khiến nó ngã nhào xuống đất”

- “ Ông Diểu tức giận cầm khẩu súng ném về phía trước”

- “ Nhặt đất đá ném theo lũ khỉ, ông Điểu vừa đuổi vừa la”

- “ Ông Diểu dồn con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

 - Nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực vì nhìn con khỉ đức có gia đình, có trách nhiệm với gia đình khỉ đực, vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình .

“Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thò sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.”

- Khi nhìn thấy nỗi đau của khỉ đực, tình yêu của khỉ cái với khỉ đực đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm riêng. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiện, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vì thế, tự nhiên cho con người nhận thức được giá trị của tình yêu thương. 

→ Đánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn nhận của ông Diểu về gia đình khỉ từ đó thể hiện mối liên hệ gắn kết giữa con người và thiên nhiên.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)