Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 100)

Hướng dẫn giải

- Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Chăm.

- Thời gian tổ chức: tháng 7 lịch Chăm (cuối tháng 9 – đầu tháng 10 dương lịch)

- Địa điểm: làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Cánh Diều trang 100)

Hướng dẫn giải

Nhấn mạnh đến bạn đọc Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Cánh Diều trang 101)

Hướng dẫn giải

- Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội

- So sánh cách tổ chức trước đây và hiện nay

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Cánh Diều trang 102)

Hướng dẫn giải

- Thầy cả lễ dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp

- Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Cánh Diều trang 103)

Hướng dẫn giải

- Những hoạt động thể thao vui tươi luôn diễn ra sôi nổi ngay lúc y trang của thần linh được rước về đến làng.

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Cánh Diều trang 103)

Hướng dẫn giải

- Phần lễ: Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la

- Phần hội: Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình; trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích; Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 6 (SGK Cánh Diều trang 104)

Hướng dẫn giải

Người Chăm hướng đến sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Cánh Diều trang 104)

Hướng dẫn giải

Nhan đề đã nêu lên đề tài của bài viết: Văn hoá Việt Nam

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Cánh Diều trang 104)

Hướng dẫn giải

- Văn bản cung cấp những thông tin về Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận bao gồm: thời gian, địa điểm, phần nghi lễ, phần hội và ý nghĩa của lễ hội đối với người Chăm

- Những điểm đặc sắc

- Phần lễ:

+ Khi những nghi lễ đầu tiên diễn ra tại tháp Pô-klong Ga-rai thì tại làng Kuh Nhút,  xã Phước Hà, một đoàn người rước y chang của thần linh khởi hành về hướng lễ hội Katê

+ Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la

- Phần hội:

+ Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình; trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích; Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Cánh Diều trang 104)

Hướng dẫn giải

- Phương thức miêu tả và tự sự giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng những sự kiện chính diễn ra trong lễ hội và các hoạt động của con người.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự thì văn bản sẽ không thể cung cấp đầy đủ thông tin đến bạn về lễ hội.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)