Kiến và người

Sau bài đọc (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Văn bản kể về là hành trình đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến. Con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

 - Các sự kiện chính trong văn bản:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:

+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).

+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Sau bài đọc 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: là đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đưa ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.

- Cách đặt nhan đề Kiến và người: tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên. Chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người:

- Phát triển tình huống, nội dung truyện. Nhờ chi tiết tưởng tượng, hư cấu quá trình bầy kiến nổi dậy trả thù con người, nội dung truyện trở nên kịch tính, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về sự kinh hoàng, sửng sốt trước sức mạnh của tự nhiên.

- Tác giả gửi gắm thông điệp ý nghĩa ý nghĩa về việc bảo vệ và sống hòa hợp với tự nhiên.

=> Làm tăng độ xác tín của câu chuyện, tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, giúp chúng ta thức tỉnh, phản tỉnh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau bài đọc 6 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Những thay đổi về nhận thức của con người về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:

- Con người không phải trung tâm của vũ trụ, muôn loài. Con người và các sinh vật sống khác đều bình đẳng như nhau.

- Con người và tự nhiên luôn song hành, tương trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình tồn tại trên Trái đất. Nếu con người cố chấp phá hủy, xâm chiếm môi trường sinh thái tự nhiên, con người sẽ phải gánh hậu quả rất nặng nề.

=> Truyện không phải phủ định địa vị, giá trị con người mà chỉ hi vọng có thể hạn chế những dục vọng quá lớn cùng những hành động phi lí của con người với tự nhiên.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)