II. Tiếng Việt

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 141)

Hướng dẫn giải

a. 

- Câu rút gọn: 

+ Bỏ các thứ ấy rồi đi đi.

+ Đi đâu?

+ Muốn đi đâu thì đi

- Câu đặc biệt: Ô hay!

- Dấu hiệu:

+ Câu rút gọn là câu có thể khôi phục lại thành phần rút gọn.

+ Câu đặc biệt là câu không thể phân tích theo cấu tạo.

b.

-Thêm trạng ngữ: Bây giờ em bỏ các thứ ấy xuống rồi đi đi!

- Nhận xét sự khác biệt

+ Câu trong đoạn trích: thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ, ra lệnh, yêu cầu.

+ Khi thêm thành phần phụ của câu, câu dài hơn và không bộc lộ hết được sự dứt khoát của nhân vật.

c. Phân tích cấu trúc ngữ pháp

Em / mua được đủ các thứ rồi đây. 

CN                       VN

→ Câu đơn

Các ông, các bà ấy / cứ xúm lại hỏi thăm anh,// ai / cũng mừng cho mẹ con em.

          CN1                               VN1                CN2                    VN2

→ Câu ghép

Tôi // không muốn nhìn thấy cô nữa!

CN                       VN

→ Câu đơn

- Tác dụng của việc lựa chọn câu đơn: Diễn đạt các ý đơn giản, cô đọng, súc tích cho câu văn.

- Tác dụng của việc lựa chọn câu ghép: Diễn đạt các ý phức tạp, cung cấp nhiều thông tin hơn trong một câu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 141)

Hướng dẫn giải

- Nghĩa của “minh” trong câu a:

+ Chứng minh: Giôn Oa-rân muốn chứng minh mình không phạm tội giết người.

+ Làm sáng tỏ: Giôn Oa-rân muốn làm sáng tỏ sự thật về vụ án.

 - Nghĩa của “minh” trong câu b:

“minh”: Rạng rỡ, sáng sủa: bình minh là thời điểm rạng rỡ, sáng sủa nhất trong ngày.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Lướt sóng trong câu a: Sử dụng ván để di chuyển trên những con sóng biển.

Lướt sóng trong câu b: Mua bán chứng khoán trong thời gian ngắn với mục đích kiếm lợi nhuận từ biến động giá ngắn hạn.

- Trường hợp b từ ngữ được dùng theo nghĩa mới

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)