Hai loại khác biệt

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,…. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Mục đích: “Tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh”. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. 

- Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. 

- Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,…. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Suy luận (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. 

- Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành. 

- Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”. 

- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 60)

Hướng dẫn giải

- Đưa ra lí lẽ: Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Sau đó đưa ra bằng chứng cho từng loại. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Theo dõi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 60)

Hướng dẫn giải

- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 61)

Hướng dẫn giải

- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng. 

- Giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. Văn bản có tên là “Hai loại khác biệt” và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 61)

Hướng dẫn giải

- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,… 

- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)