Giáo dục khai phóng Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục (Nguyễn Nam)

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Giáo dục khai phóng (Liberal Education) là triết lý giáo dục nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của con người, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Giáo dục khai phóng không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành mà còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả và sáng tạo.

Tư tưởng cốt lõi của giáo dục khai phóng là mở rộng tầm nhìn, khai thác tối đa tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân, giải phóng tư duy và năng lực của con người, tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đặc trưng của mô hình này là sự đào tạo linh hoạt, bao quát cả chiều rộng và chiều sâu của từng môn học, khuyến khích các môn học liên ngành và cung cấp nhiều lựa chọn cho sinh viên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20.

+ Là nguồn cảm hứng cho các phong trào giáo dục khai phóng sau này.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Từ phải qua trái: Căn nhà số 4 ( nhà riêng của cụ Lương Văn Can) và nhà số 10 (màu trắng, có ba cửa vòm) ở phố Hàng Đào, Hà Nội, từng là cơ sở dạy học của Đông Kinh Nghĩa Thục

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Các từ ngữ và chi tiết thể hiện nhận xét, đánh giá của tác giả về Đông Kinh Nghĩa Thục:

- Khẳng định về truyền thống giáo dục khai phóng:

+ "Nền tảng thực hành lâu đời"

+ "Có lịch sử lâu đời không chỉ ở các nước phương Tây mà còn ở các nước phương Đông"

- Đánh giá về Đông Kinh Nghĩa Thục:

+ "Đánh dấu một bước phát triển mới trong truyền thống giáo dục khai phóng Việt Nam"

+ "Sự tích hợp những thành tựu cải cách giáo dục Đông - Tây"

+ "Mưu cầu liên bang bình đẳng, hợp tác và độc lập dân tộc"

- Nhấn mạnh ảnh hưởng sâu rộng:

+ "Đối với truyền thống giáo dục Việt Nam nói riêng"

+ "Đối với sự phát triển theo định hướng mới của xã hội Việt Nam nói chung".

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 70)

Hướng dẫn giải

* Từ khóa:

- Biến động chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự

- Khu vực Đông Á

- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế XX

- Việt Nam bị phân chia thành ba kỳ

- Hệ thống chính trị bảo hộ thuộc địa của Pháp

- Thất bại của Mậu Tuất Duy Tân

- Tư tưởng chính trị, triết học phương Tây

* Câu chủ đề:

“Những biến động chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự ở khu vực Đông Á cuối thế kỉ XIX đầu thế là XX đã có tác động mạnh mẽ đến một nước Việt Nam bị phân rất thành ba kì (Bắc, Trung, Nam), nằm trong vòng kiểm soát của những hệ thống chính trị bảo hộ thuộc địa của Pháp”

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Bối cảnh lịch sử: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Việt Nam trong thời gian Pháp thuộc.

- Nền Nho học đã dần lỗi thời => nhân dân hướng đến nền văn hóa mới

- Nhu cầu canh tân giáo dục để mang đến dân trí cho đất nước: đề cao tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc và khoa học kĩ thuật

- Sự quyết tâm của những nhà Nho yêu nước cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 71)

Hướng dẫn giải

- Thể hiện vai trò tiên phong của Đông Kinh Nghĩa Thục

- Những thành tựu của Đông Kinh Nghĩa Thục

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Mục đích và hoạt động:

- Mục đích:

+ Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

+ Truyền bá tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc.

+ Khuyến khích học tập khoa học kỹ thuật phương Tây.

- Hoạt động:

+ Mở nhiều lớp học, dạy nhiều môn học khác nhau.

+ Xuất bản sách báo, truyền bá kiến thức mới.

+ Tổ chức các hoạt động yêu nước, chống Pháp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục trong lịch sử giáo dục Việt Nam là đổi mới giáo dục: Khác với hệ thống giáo dục Nho giáo truyền thống, Đông Kinh Nghĩa Thục nhắm tới mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Trường đặc biệt chú trọng dạy chữ quốc ngữ, khoa học kỹ thuật phương Tây và truyền bá tư tưởng yêu nước cùng tinh thần dân tộc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

“Giảng dạy bằng ba thứ chữ Pháp, Hán, Việt,… khắp ba kì”.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)