Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Theo dõi: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Quá trình làm quen của hai nhân vật thật tình cờ và nhanh chóng.
- Từ những người xa lạ qua vài câu trò chuyện quan tâm xã giao họ có có thể nói chuyện và chia sẻ với nhau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy.
- Lời giới thiệu đầy tinh tế, thể hiện sự khéo léo của Giang
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Suy luận: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời nói, thái độ của bố khi gặp Hùng lần này đã cởi mở, phấn khởi và vui vẻ hơn nhiều.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Suy luận: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì…Ông bảo: Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Những cuộc gặp gỡ
Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh
1
Giang và tôi ở giếng nước
- Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông,...
- Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.
2
Tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang)
- Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng cách, cảnh giác khi cần.
- Anh tân binh; nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên.
3
Giang, tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang)
- Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp.
4
Tôi và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình thương yêu Con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1) | Qua điểm nhìn (2) | Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. |
|
|
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. |
|
|
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. |
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Tôi
Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Tôi
Bố Giang
Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Bố Giang
Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh
Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các ngôi kể: Anh tân binh, tác giả
- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang
- Điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật tôi – anh tân binh, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc
- Từ điểm nhìn của nhân vật tôi – anh tân binh, hẳn tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dư vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)