Dục Thúy sơn

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 47)

Hướng dẫn giải

- Núi Dục Thúy được ví von như “non tiên” nên có vẻ đẹp khác thường. Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: giống như đóa hoa sen từ dưới nước nổi lên, giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi chung đúc của tinh hoa của đất trời, vũ trụ

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 47)

Hướng dẫn giải

- Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa:

- Hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn. Biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn người – yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 47)

Hướng dẫn giải

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Giới thiệu cảnh – Quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (2 câu thực) đến gần, chi tiết (2 câu luận) – Liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người: tháp Linh Tế gợi nhớ đến bài văn bia nổi tiếng của Trương Hán Siêu).

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 47)

Hướng dẫn giải

- Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước.

- Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả, cho thấy tài năng nghệ thuật của tác giả.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)