Đọc hiểu văn bản: Lượm.

Đọc hiểu văn bản: Lượm. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 35)

Hướng dẫn giải

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé.

Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh, vừa là một em bé thiếu nhi đúng như lứa tuổi của Lượm.

Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Tác dụng: Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó, bài thơ vì thế càng thêm cảm động. Đồng thời bài thơ cũng tránh được các lỗi lặp từ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Lượm. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 36)

Hướng dẫn giải

Bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu khi kết thúc bài thơ, tác giả muốn cho thấy hình ảnh về chú bé liên lạc lạc quan, dũng cảm, ngay cả khi hi sinh chú bé vẫn giữ được nét lạc quan đó. Đây là hình ảnh đáng tự hào, cũng là cách tưởng niệm chú bé - một em bé giao liên tuyệt vời.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Lượm. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 36)

Hướng dẫn giải

Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm và nhân vật mà tôi nhắc đến đó chính là anh hùng Kim Đồng. Anh tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc thiểu sổ .Anh đã sớm tham gia Cách mạng rồi hi sinh khi chỉ là 14,15 tuổi. Anh là một người liên lạc và anh hi sinh trong lúc bảo vệ đồng đội có thể trở về chiến khu an toàn. Tinh thần kháng chiến của anh khiến nhiều người cảm phục và ngưỡng mộ. 

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)