Bạn cho biết tục thờ cúng thường gắn với thái độ, tình cảm gì?
Bạn cho biết tục thờ cúng thường gắn với thái độ, tình cảm gì?
Chú ý nhận định "đáng lẽ cũng là bậc sướng".
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTừ "đáng lẽ": để mô tả một những gì sẽ xảy ra theo mong đợi ban đầu, nhưng thực tế lại khác.
Qua đây, người đọc có thể dự đoán được cuộc sống của nhân vật ông chủ nhà trọ hiện tại và điều tác giả đang muốn nhấn mạnh.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Việc cung cấp các thông tin liên quan đến tục lệ “lên lão" trong đoạn này có tác dụng gì đối với thiên phóng sự.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiViệc cung cấp các thông tin liên quan đến tục lệ “lên lão" đã giúp thiên phóng sự tăng thêm tính chân thực, cụ thể hơn.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Câu này là lời kể hay lời nhận xét, bình luận?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLời bình luận.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Các chi tiết trong đoạn này thể hiện điều gì trong cách đối xử với gà và với người của nhân vật “ông chủ"?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÔng chủ coi trọng con gà cúng hơn bà cụ - bà mẹ của ông ta. Từ đó cho thấy, ông chủ là người mê tín dị đoan, coi trọng việc cúng bái hơn là chăm sóc người mà đẻ ra chính bản thân mình. Ông ta mải chạy theo hủ tục, lệ làng lạc hậu, có thể thấy rõ qua việc ông ta đối xử với con gà và với bà mẹ của mình.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Việc tác giả thuật lại một cách chi tiết cách luộc gà nhằm mục đích gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiúp cho thiên phóng sự chân thực và hấp dẫn hơn qua cách luộc gà độc đáo.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc thể loại phóng sự?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản đã ghi lại những sự việc trong tục “lên lão" của một ngôi làng nọ, tục lệ này có liên quan đến tín ngưỡng của làng này.
- Có số liệu xác thực về số cân nặng của con gà dùng để thờ cúng.
- Miêu tả hành động luộc gà rất độc đáo.
- Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Liệt kê các sự việc chính theo trình tự được thuật lại trong văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nhân vật “ông chủ" mua đôi gà cúng về để làm tục lệ “lên lão"
- Nhân vật “ông chủ" chăm nuôi đôi gà cúng và yêu cầu mọi người trong gia đình phải gọi “gà" là “người"
- Đôi gà cúng sống sót qua trận gió bắc.
- “Ông chủ" nuôi gà theo phương pháp bào chế: luyện cám như luyện thuốc tễ và đem viên lại mỗi viên độ lớn bằng đầu ngón tay và mớm cho gà ăn
- Đôi gà lớn nhanh và đạt được số cân nặng đúng như ước mong của ông chủ khiến ông ta rất hài lòng, “ông chủ" cảm thấy mãn nguyện với tục “lên lão" của mình
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và nêu tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ngôi kể: thứ nhất
- Điểm nhìn: nhân vật trong văn bản
→ Tác dụng: Người kể chuyện xưng “tôi" đã trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Liệt kê một số ví dụ về lời miêu tả, lời kể, lời bàn luận - trữ tình của nhân vật “tôi" và nêu tác dụng của cách kết hợp miêu tả với trần thuật trong văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải“Ở thôn quê, như vậy cũng là tiên cách. Quan bất phiền, dân bất nhiễu, suốt năm lúc nào cũng ung dung.”
→ Nhân vật “tôi" bàn luận về “ông chủ"
“Đôi gà mới lạ làm sao! Nó lớn bằng con chim câu và trọc lông lốc như đầu ông sư. Từ cổ đến đuôi toàn là thứ thịt đỏ hỏn, lơ thơ điểm ít sợi lông tơ. Mỗi con ở hai vút cánh, đều có hai cái lông cánh lớn bằng vảy ốc và cong vểnh lên như miếng cau khô để ngửa.”
→ Nhân vật “tôi" miêu tả, kể và bàn luận về sự lạ lùng của đôi gà cúng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)