Chuyện người con gái Nam Xương

Câu hỏi cuối bài 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Các chỉ tiết kì ảo thể hiện tập trung ở phần (3), trước hết là không gian nghệ thuật - cung điện, đến đài sang trọng ở dưới nước của rùa thần, là nơi ở của vợ vua kiền Nam Hải, nơi sinh sống của các nàng tiên. Không gian ki lạ này gắn liền với một chi tiết ki áo khác, đó là: "Tôi (Vũ Nương) ngày trước không may bị người vu oan, phải gieo mình xuông sông tự tử. Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết", ... Học sinh (HS) có thể nêu thêm các chi tiết khác.

- Yếu tố kì ảo có tác dụng mở ra những diễn biến tiếp theo cho câu chuyện, đẩy cốt truyện vận động, đồng thời giúp tác giả tiếp tục khắc họa số phận, phẩm chất của nhân vật Vũ Nương (số phận bất hạnh vì Vũ Nương vẫn luôn bị ám ảnh, dằn vặt bởi nỗi oan chưa được giải toả; là người có tình nghĩa, luôn hướng về gia đình, quê nhà và luôn khát khao được giải oan để giữ khí tiết thanh sạch) và thể hiện tư tưởng nhân đạo (cảm thông với những người phụ nữ có số phận kém may mắn; yêu mến, trân trọng những con người có tâm hồn và phẩm chất cao đẹp).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Đoạn "Lúc đến nhà ... biến đi mất"

Ở đoạn trên, các chi tiết như Phan kể chuyện với Trương ở nhà, Trương lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang, Trương gọi vợ, ... là các chỉ tiết đời thường, trần tục, hoàn toàn có thể có thật. Còn các chỉ tiết như Trương nhận lại chiếc hoa vàng, Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, bông nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, ... là chỉ tiết không có thật. Ngay trong một chi tiết nhỏ cũng có sự kết hợp các yếu tố đời thường và kì ảo. Chẳng hạn: việc Trương nhận lại chiếc hoa vàng từ Phan. Chiếc hoa vàng là một vật dụng có thật, một đổ vật của  Vũ Nương, Nhưng việc Phan nhận chiếc hoa vàng từ Vũ Nương ở chỗ của Linh Phi để rồi về nhà trao lại cho Trương thì lại là kì ảo. Nhìn chung, sự kết hợp giữa các chi tiết trên giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, vừa hư vừa thực, vừa gắn với những vấn để của cuộc sống hàng ngày, gần gũi với mọi người vừa thể hiện trí tưởng tượng phong phú và ước mơ của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Qua câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, truyện đặt ra vấn đề và số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện sự thương xót đối với những người phụ nữ bất hạnh, kém may mẫn, đồng thời bộc lộ cái nhìn nhận hậu, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Truyện cũng ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: nết na, hiểu thuận, ...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Nhờ chi tiết cái bóng tác giả đã cho thấy rõ phẩm chất của các nhân vật trong truyện. Ngoài ra tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến tàn ác đã khiến số phận người phụ nữ mong manh, bế tắc. Qua đó khiến ta trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay, họ đều có quyền lên tiếng, đấu tranh để bảo vệ cho thân phận của mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)