Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.
Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.
Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật về đặc điểm nổi bật của hai nhân vật. Vũ Nương là người thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Còn Trương Sinh vốn tính đa nghi.
- Lời người kể chuyện có vai trò thể hiện trực tiếp hình ảnh, đặc điểm của từng nhân vật. Từ đó người đọc có thể hình dung rõ nét về hai nhân vật Trương Sinh và Vũ Nương.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trương Sinh có thái độ như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSau khi nghe người con nói hàng đêm có người đàn ông đến nhà mình, Trương Sinh đã ghen tuông và nghi ngờ vợ mình, không thể gỡ ra được. Khi vợ chàng về đến nhà, Trương Sinh đã la lên để hả giận.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐiều khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng đó là: không muốn mãi mang tiếng xấu, mong muốn được giải nỗi oan khuất
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Kết cục của cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Kết cục không giống với dự đoán của em.
- Kết cục của cuộc hôn nhân này đó là vì Trương Sinh quá ghen tuông, không tin tưởng vợ mình cho nên nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc sống của mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em, Trương Sinh sau khi đi lính về sẽ thấu hiểu người vợ hơn và cả hai sẽ sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
- Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả đã miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước nhưng sau đó chính là hình ảnh, vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời tác giả cũng làm nổi bật lên số phận “bảy nổi ba chìm”, không được tự quyết định về cuộc đời của mình. Nhưng dù vậy, họ vẫn luôn giữ cho bản thân mình một tâm hồn thật đẹp. Hồ Xuân Hương đã thực sự gây ấn tượng với người đọc khi làm nổi bật lên hình ảnh, số phận và giá trị đẹp đẽ của người phụ nữ thời xưa.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThời phong kiến, xã hội thường lấy tam tòng, tứ đức làm chuẩn mực để đánh giá phẩm chất của người phụ nữ. Đặc biệt, bốn chữ “công”, “dung”, “ngôn”, “hạnh” được xem là khuôn phép, là “quy ước” xã hội khắt khe khi nói về phẩm hạnh và tài năng của phụ nữ và nó trói buộc người phụ nữ trong phạm vi tù túng, chật hẹp của gia đình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vũ Thị Thiết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.”
- Trương Sinh: “Trong làng có chàng Trương Sinh…có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức.”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNếu không có nhân vật Phan Lang, câu chuyện sẽ dừng lại ở việc Trương Sinh biết sự thật nhưng việc trót đã qua rồi không làm cách nào cứu vớt được. Sẽ không có đoạn Trương Sinh gặp lại người vợ để nói những lời hối hận vì những việc đã làm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)