Câu hỏi ôn tập vi sinh vật

Câu 3 (SGK trang 130)

Câu 1 (SGK trang 130)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK trang 131)

Hướng dẫn giải

Các môi trường tự nhiên thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật trong bảng trên: - Vi khuẩn sống trên da người. - Tảo xanh trên mặt nước ao tù. - Mốc cơm nguội. - Trùng roi ở nước bẩn ven bờ ao.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK trang 131)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK trang 131)

Hướng dẫn giải

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (2)

Câu 1 (SGK trang 131)

Hướng dẫn giải

- Đường dùng nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dường năng lượng cho chúng. Nhưng, nếu nồng độ đường quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật. - Hợp chất có vai trò tương tự đường là muối.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK trang 132)

Hướng dẫn giải

Ví dụ và phân tích:

+ Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao đè thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng cùa vi sinh vật.

+ Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.

+ Ánh sáng: Nhà ở có đủ ánh sáng thì sạch vì ánh sáng diệt khuẩn

+ Áp suất thẩm tháu: Dùng muối ướp vào cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK trang 132)

Hướng dẫn giải

Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có tính chất ở giữa hai loại này:

+ Tính chất vô sinh: kích thước nhỏ, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng,...

+ Tính chất của cơ thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể chủ để phát triển.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK trang 132)

Câu 3 (SGK trang 133)

Hướng dẫn giải

câu hỏi là gì thế ạ

(Trả lời bởi thành lê)
Thảo luận (2)