Bài tập ôn tập cuối năm

Bài 11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn 1000 gồm các số có 1 chữ số, có 2 chữ số hoặc 3 chữ số.

+ Số có 1 chữ số chia hết cho 5 là: 0 và 5 => có 2 số.

+ Số có 2 chữ số chia hết cho 5:

Hàng đơn vị là 0: chữ số hàng chục có 9 cách chọn.

Hàng đơn vị là 5: chữ số hàng chục có 8 cách chọn (khác 0).

=> Có \(9 + 8 = 17\) (số)

+ Số có 3 chữ số chia hết cho 5:

Hàng đơn vị là 0: chữ số hàng trăm có 9 cách chọn, hàng chục có 8 cách chọn.

Hàng đơn vị là 5: chữ số hàng trăm có 8 cách chọn, hàng chục có 8 cách chọn.

=> Có 9.8+8.8 = 136 (số)

Vậy có tất cả \(2 + 17 + 136 = 155\) số thỏa mãn ycbt.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(A_n^2 + 24C_n^1 = \frac{{n!}}{{\left( {n - 2} \right)!}} + 24.\frac{{n!}}{{1!\left( {n - 1} \right)!}} = n(n - 1) + 24n\)

\( \Leftrightarrow {n^2} + 23n = 140 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 5\\n =  - 28\;(L)\end{array} \right.\)

Thay \(a = 2x,b =  - 1\) trong công thức khai triển của \({(a + b)^5}\), ta được:

\(\begin{array}{l}{(2x - 1)^5} = {\left( {2x} \right)^5} + 5.{\left( {2x} \right)^4}.( - 1) + 10.{\left( {2x} \right)^3}.{( - 1)^2}\\ + 10.{\left( {2x} \right)^2}.{( - 1)^3} + 5.(2x).{( - 1)^4} + {( - 1)^5}\\ = 32{x^5} - 80{x^4} + 80{x^3} - 40{x^2} + 10x - 1\end{array}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(S = p.r \Rightarrow r = \frac{S}{p}\)

Mà \(S = \sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} \) (công thức Heron), \(p = \frac{{a + b + c}}{2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow S = \sqrt {\frac{{a + b + c}}{2}\left( {\frac{{a + b + c}}{2} - a} \right)\left( {\frac{{a + b + c}}{2} - b} \right)\left( {\frac{{a + b + c}}{2} - c} \right)} \\ = \sqrt {\frac{1}{{16}}.\left( {a + b + c} \right)\left( { - a + b + c} \right)\left( {a - b + c} \right)\left( {a + b - c} \right)} \\ = \frac{1}{4}\sqrt {\left( {a + b + c} \right)\left( { - a + b + c} \right)\left( {a - b + c} \right)\left( {a + b - c} \right)} \end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow r = \frac{{\frac{1}{4}\sqrt {\left( {a + b + c} \right)\left( { - a + b + c} \right)\left( {a - b + c} \right)\left( {a + b - c} \right)} }}{{\frac{1}{2}\left( {a + b + c} \right)}}\\ = \frac{1}{2}\frac{{\sqrt {\left( {a + b + c} \right)\left( { - a + b + c} \right)\left( {a - b + c} \right)\left( {a + b - c} \right)} }}{{a + b + c}}\\ = \frac{{\sqrt {\left( { - a + b + c} \right)\left( {a - b + c} \right)\left( {a + b - c} \right)} }}{{2\sqrt {a + b + c} }}\;\;(dpcm)\end{array}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 14 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\(\overrightarrow {DM}  = \overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {AM}  =  - \overrightarrow {AD}  + \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \) (do M là trung điểm của AB)

\(\overrightarrow {AN}  = \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BN}  = \overrightarrow {AB}  + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AB}  + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} \) (do N là trung điểm của BC)

b)

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {DM} .\overrightarrow {AN}  = \left( { - \overrightarrow {AD}  + \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} } \right).\left( {\overrightarrow {AB}  + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} } \right)\\ =  - \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB}  - \frac{1}{2}{\overrightarrow {AD} ^2} + \frac{1}{2}{\overrightarrow {AB} ^2} + \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} \end{array}\)

Mà \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB}  = 0\) (do \(AB \bot AD\)), \({\overrightarrow {AB} ^2} = A{B^2} = {a^2};{\overrightarrow {AD} ^2} = A{D^2} = {a^2}\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {DM} .\overrightarrow {AN}  =  - 0 - \frac{1}{2}{a^2} + \frac{1}{2}{a^2} + \frac{1}{4}.0 = 0\)

Vậy \(DM \bot AN\) hay góc giữa hai đường thẳng DM và AN bằng \({90^ \circ }\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 15 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\overrightarrow {BC}  = \left( {3; - 4} \right)\)\( \Rightarrow \)VTPT của đường thẳng BC là \(\overrightarrow {{n_{BC}}}  = (4;3)\)

PT đường thẳng BC qua \(B(1;2)\), nhận \(\overrightarrow {{n_{BC}}}  = (4;3)\) làm VTPT là:

\(4(x - 1) + 3(y - 2) = 0 \Leftrightarrow 4x + 3y - 10 = 0\)

b) Ta có: \(\overrightarrow {BC}  = \left( {3; - 4} \right) \Rightarrow BC = \sqrt {{3^2} + {{( - 4)}^2}}  = 5\)

\(d(A,BC) = \frac{{\left| {4.( - 1) + 3.3 - 10} \right|}}{{\sqrt {{4^2} + {3^3}} }} = 1\)

\( \Rightarrow {S_{ABC}} = \frac{1}{2}.d(A,BC).BC = \frac{1}{2}.1.5 = \frac{5}{2}\)

c) Phương trình đường tròn tâm A tiếp xúc với đường thẳng BC có bán kính \(R = d(A,BC) = 1\) là:

\({(x + 1)^2} + {(y - 3)^2} = 1\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 16 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 96)

Hướng dẫn giải

Gọi \(M,N\) là vị trí của hai vật thể sau thời gian t.

Khi đó \(\overrightarrow {AM}  = t.\overrightarrow {{v_A}}  = (t;2t);\overrightarrow {BN}  = t.\overrightarrow {{v_B}}  = (t; - 4t)\)

\( \Rightarrow \)Sau thời gian t, vị trí của hai vật thể là \(M(t + 1;2t + 1),N(t - 1; - 4t + 21)\)

Nếu hai vật thể gặp nhau thì M phải trùng N với t nào đó

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow (t + 1;2t + 1) = (t - 1; - 4t + 21)\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t + 1 = t - 1\\2t + 1 =  - 4t + 21\end{array} \right.\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 =  - 1\\2t + 1 =  - 4t + 21\end{array} \right.\)(Vô lí)

Vậy hai vật thể không gặp nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 17 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

Gọi M là vị trí phát ra âm thanh cầu cứu trong rừng.

Gọi \({t_1},{t_2}\)lần lượt là thời gian trạm A, B nhận được tín hiệu cầu cứu (đơn vị: giây)

\( \Rightarrow {t_A} = {t_B} - 6 \Leftrightarrow {t_B} - {t_A} = 6\)

Đổi \(v = 1{\rm{ }}236{\rm{ }}km/h{\rm{ }} = \frac{{\;1236}}{{3600}}km/s = \frac{{103}}{{300}}km/s.\;\)

Ta có: \(MA = {t_A}.v;MB = {t_B}.v\)

\( \Rightarrow MB - MA = ({t_B} - {t_A}).v = 6.\frac{{103}}{{300}} = 2,06(km)\)

Như vậy, tập hợp các điểm M là một hypepol nhận A, B làm hai tiêu điểm.

Ta có: \(AB = 16 = 2c \Rightarrow c = 8\); \(\left| {MA - MB} \right| = 2,06 = 2a \Rightarrow a = 1,03\)

\( \Rightarrow {b^2} = {c^2} - {a^2} = {8^2} - 1,{03^2} = 62,9391\)

Vậy phương trình chính tắc của hypebol đó là: (H)  \(\frac{{{x^2}}}{{1,0609}} - \frac{{{y^2}}}{{62,9391}} = 1\)

Do MA < MB nên M thuộc của nhánh (H) gần A.

Vậy phạm vi tìm kiếm vị trí phát ra âm thanh đó là nhánh gần A của hypebol (H) có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{1,0609}} - \frac{{{y^2}}}{{62,9391}} = 1\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

a) Dùng phân số \(\frac{{22}}{7}\) để xấp xỉ cho \(\pi \) tức là \(\pi \)là số đúng, \(\frac{{22}}{7}\) là số gần đúng.

b) Ta có: \(3,1415 < \pi  < 3,1416\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{22}}{7} - 3,1415 > \frac{{22}}{7} - \pi  > \frac{{22}}{7} - 3,1416\\ \Leftrightarrow 0,001357 > \frac{{22}}{7} - \pi  > 0,001257\\ \Rightarrow \Delta  = \left| {\frac{{22}}{7} - \pi } \right| < 0,001357\end{array}\)

Vậy sai số tuyệt đối không quá \(0,001357\)

Sai số tương đối là \(\delta  = \frac{\Delta }{{\frac{{22}}{7}}} < \frac{{0,001357}}{{\frac{{22}}{7}}} \approx 0,03\% \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

a) Năm 2010:

Tỉ lệ hộ nghèo trung bình là:

\(\overline {{x_{2010}}}  = \frac{{5,3 + 10,4 + 7,0 + ... + 10,0 + 12,2}}{{10}} = 9,6\)

Phương sai của mẫu số liệu năm 2010 là:

\({s_{2010}}^2 = \frac{1}{{10}}\left[ {{{(5,3 - 9,6)}^2} + {{(10,4 - 9,6)}^2} + ... + {{(12,2 - 9,6)}^2}} \right] = 5,308\)

\( \Rightarrow \) Độ lệch chuẩn là \({s_{2010}} = \sqrt {{s_{2010}}^2}  = \sqrt {5,308}  \approx 2,304\)

Năm 2016:

Tỉ lệ hộ nghèo trung bình là:

\(\overline {{x_{2016}}}  = \frac{{1,3 + 2,9 + 1,6 + ... + 3,0 + 4,3}}{{10}} = 2,82\)

Phương sai của mẫu số liệu năm 2016 là:

\({s_{2016}}^2 = \frac{1}{{10}}\left[ {{{(1,3 - 2,82)}^2} + {{(2,9 - 2,82)}^2} + ... + {{(4,3 - 2,82)}^2}} \right] = 1,0136\)

\( \Rightarrow \) Độ lệch chuẩn là \({s_{2016}} = \sqrt {{s_{2016}}^2}  = \sqrt {1,0136}  \approx 1,007\)

b) Theo số trung bình thì tỉ lệ hộ nghèo các tỉnh/ thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng của năm 2016 giảm khoảng 3,4 lần so với năm 2010.

Theo độ lệch chuẩn, độ phân tán của tỉ lệ hộ nghèo các tỉnh/ thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng của năm 2016 nhỏ hơn 2010, từ đó cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ hộ nghèo giữa các tỉnh/ thành phố năm 2016 là nhỏ hơn so với năm 2010.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 20 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 97)

Hướng dẫn giải

23 số nguyên dương đầu tiên gồm các số từ 0 đến 22, trong đó có 11 số lẻ và 12 số chẵn.

Số cách chọn 3 số từ 23 số (không kể thứ tự) là: \(C_{23}^3\)

Tổng ba số là một số chẵn \( \Leftrightarrow \)Trong ba số, có 1 số chẵn và 2 số lẻ hoặc 3 số đều chẵn.

Trường hợp 1: Trong ba số có 1 số chẵn và 2 số lẻ

Số cách chọn 1 số chẵn là: 12 cách

Số cách chọn 2 số lẻ (trong 11 số lẻ) là: \(C_{11}^2\) cách

Vậy có \(12.C_{11}^2\) cách để chọn bộ ba số gồm 1 số chẵn và 2 số lẻ

Trường hợp 1: Cả ba số được chọn đều là số chẵn

Số cách chọn 3 số chẵn (trong 12 số chẵn) là: \(C_{12}^3\) cách

Vậy tổng số cách để chọn bộ ba số có tổng là số chẵn là: \(12.C_{11}^2 + C_{12}^3\)

\( \Rightarrow \) Xác suất để tổng ba số được chọn là một số chẵn là: \(\frac{{12.C_{11}^2 + C_{12}^3}}{{C_{23}^3}} = \frac{{880}}{{1771}} = \frac{{80}}{{161}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)