Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có \(\widehat C = 80^\circ .\) Số đo góc A là:
A. \(80^\circ \)
B. \(160^\circ \)
C. \(40^\circ \)
D. \(100^\circ \)
Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có \(\widehat C = 80^\circ .\) Số đo góc A là:
A. \(80^\circ \)
B. \(160^\circ \)
C. \(40^\circ \)
D. \(100^\circ \)
Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC và lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB tại M, N, P. Chứng minh \(\widehat {AIN} = \widehat {PMN} = \frac{1}{2}\widehat {PIN.}\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiXét (I) có:
\(\widehat {PIN}\) là góc ở tâm chắc cung NP nên \(\widehat {PIN}\)= sđ\(\overset\frown{NP}\).
\(\widehat {PMN}\) là góc nội tiếp chắc cung NP nên \(\widehat {PMN}\) = \(\frac{1}{2}\)sđ\(\overset\frown{NP}\).
Suy ra \(\widehat {PMN} = \frac{1}{2}\widehat {PIN.}\)(1)
Ta lại có: \(IN \bot AC,IP \bot AB\) nên AB, AC là 2 tiếp tuyến của (I) nên IA là tia phân giác của góc PIN, hay \(\widehat {AIN} = \frac{1}{2}\widehat {PIN.}\)(2)
Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {AIN} = \widehat {PMN} = \frac{1}{2}\widehat {PIN.}\)
(Trả lời bởi datcoder)
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AK, BM cắt nhau tại trực tâm H của tam giác ABC. Tia AK cắt đường tròn (O) tại điểm N (khác A). Chứng minh:
a)\(\widehat {CBM} = \widehat {CAK}\)
b) Tam giác BHN cân.
c) BC là đường trung trực của HN.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Xét tam giác ABC có đường cao AK, BM nên \(\widehat {AKC} = \widehat {BMC} = 90^\circ .\)
Xét tam giác BMC vuông tại M có: \(\widehat {CBM} + \widehat {BCA} = 90^\circ \)
Xét tam giác AKC vuông tại K có: \(\widehat {KAC} + \widehat {BCA} = 90^\circ \)
Nên \(\widehat {CBM} = \widehat {KAC}.\)
b) Xét tứ giác HKCM có:
\(\begin{array}{l}\widehat {HKC} + \widehat {HMC} + \widehat {KHM} + \widehat {KCM} = 360^\circ \\\widehat {KHM} + \widehat {KCM} = 360^\circ - \widehat {HKC} - \widehat {HMC}\\\widehat {KHM} + \widehat {KCM} = 360^\circ - 90^\circ - 90^\circ \\\widehat {KHM} + \widehat {KCM} = 180^\circ \end{array}\)
Mà \(\widehat {KHM} + \widehat {BHN} = 180^\circ \), suy ra \(\widehat {KCM} = \widehat {BHN}\) (1)
Ta lại có: \(\widehat {KCM} = \widehat {BNA}\)(2 góc nội tiếp cùng chắn cung AB của (O)) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {BHN} = {\widehat {BNA}^{}}( = \widehat {KCM}).\)
Vậy tam giác BHN cân tại B.
c) Có: \(\widehat {BNC} = {\widehat {KAC}^{}}\)(2 góc nội tiếp cùng chắn cung NC của (O)).
Mà \(\widehat {CBM} = \widehat {KAC}\) (câu a)
Suy ra \(\widehat {CBM} = \widehat {BNC}\) hay BC là tia phân giác của góc NBH, do đó BK là đường phân giác của tam giác BNH.
Xét tam giác cân BNH có BK là đường phân giác nên BK đồng thời là đường trung trực hay BC là đường trung trục cua HN.
Vậy BC là đường trung trực của HN.
(Trả lời bởi datcoder)
Cho tứ giác nội tiếp ABCD có hai tia CD và BA cắt nhau tại I. Chứng minh:
a)\(\widehat {IAD} = \widehat {BCD}.\)
b) IA.IB = ID.IC.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Do tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn nên \(\widehat {DAB} + \widehat {DCB} = 180^\circ \).
Mà \(\widehat {DAB} + \widehat {IAD} = 180^\circ \) (kề bù)
Suy ra \(\widehat {DCB} = \widehat {IAD}\) hay \(\widehat {IAD} = \widehat {BCD}.\)
b) Xét tam giác IAD và tam giác ICB có:
\(\widehat I\) chung
\(\widehat {IAD} = \widehat {BCD}\) (cmt)
Nên \(\Delta IAD\backsim \Delta ICB\)(g.g)
Suy ra \(\frac{{IA}}{{ID}} = \frac{{IC}}{{IB}}\) hay IA.IB = IC.ID (đpcm).
(Trả lời bởi datcoder)
Cho tứ giác ABCD và các điểm M, N lần lượt thuộc các đoạn thẳng AB và CD sao cho các tứ giác AMND, BMNC là các tứ giác nội tiếp. Chứng minh \(\widehat A + \widehat B = 180^\circ .\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDo AMND nội tiếp nên \(\widehat A + \widehat {MND} = 180^\circ \) (1) và MBCN nội tiếp nên \(\widehat B + \widehat {MNC} = 180^\circ \left( 2 \right).\)
Ta lại có \(\widehat {MND} + \widehat {MNC} = 180^\circ \)(kề bù) (3)
Cộng vế với vế của (1), (2), và kết hợp với (3) ta có:
\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat {MND} + \widehat {MNC} + \widehat B = 180^\circ + 180^\circ = 360^\circ \\\widehat A + \widehat B = 360^\circ - \left( {\widehat {MND} + \widehat {MNC}} \right)\\\widehat A + \widehat B = 360^\circ - 180^\circ = 180^\circ \end{array}\)
(Trả lời bởi datcoder)
Khung thép của một phần sân khấu có dạng đường tròn bán kính 15m. Mắt của một người thợ ở vị trí A nhìn hai đèn ở các vị trí B, C (A, B, C cùng thuộc đường tròn bán kính 15m), bằng cách nào đó, người thợ thấy rằng góc nhìn \(\widehat {BAC} = 30^\circ \) (hình 31). Khoảng cách giữa hai vị trí B và C bằng bao nhiêu mét?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong đó: \(\widehat {BAC} = 30^\circ ,BO = OC = R = 15m.\)
Xét (O): góc BAC là góc nội tiếp chắn cung BC nên \(\widehat{BAC}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{BC}=30{}^\circ \) do đó \(sđ\overset\frown{BC}=60{}^\circ \).
Góc BOC là góc ở tâm chắc cung BC của (O) nên \(\widehat{BOC}=sđ\overset\frown{BC}=60{}^\circ \).
Xét tam giác BOC có:
BO = CO (= R)
\(\widehat {BOC} = 60^\circ \)
Nên tam giác BOC đều
suy ra BO = CO = BC = 15m.
Vậy khoảng cách giữa B và C là 15m.
(Trả lời bởi datcoder)