An đứng từ xa và ghi lại xem bạn nào đi sang đường sử dụng cầu vượt khi tan trường. Phương pháp An thu thập dữ liệu là:
A. Từ nguồn có sẵn.
B. Quan sát.
C. Lập bảng hỏi.
D. Phỏng vấn.
An đứng từ xa và ghi lại xem bạn nào đi sang đường sử dụng cầu vượt khi tan trường. Phương pháp An thu thập dữ liệu là:
A. Từ nguồn có sẵn.
B. Quan sát.
C. Lập bảng hỏi.
D. Phỏng vấn.
Trong biểu đồ cột với gốc trục đứng không bắt đầu từ 0, khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Cột cao hơn biểu diễn số liệu lớn hơn.
B. Hai cột cao bằng nhau biểu diễn số liệu bằng nhau.
C. Cột thấp hơn biểu diễn số liệu bé hơn.
D. Tỉ lệ chiều cao của hai cột bằng tỉ lệ hai số liệu được biểu diễn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐáp án đúng là: D
Trong biểu đồ cột với gốc trục đứng không bắt đầu từ 0 thì tỉ lệ chiều cao của hai cột không bằng tỉ lệ hai số liệu được biểu diễn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đoạn thẳng.
D. Biểu đồ hình quạt tròn.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ cột kép.
B. Biểu đồ tranh.
C. Biểu đồ đoạn thẳng.
D. Biểu đồ hình quạt tròn.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐoạn thẳng
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Cho hai biểu đồ
a) Lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong mỗi biểu đồ
b) Dữ liệu biểu diễn trên hai biểu đồ có như nhau không? Giải thích tại sao hình dạng hai đường gấp khúc trên hai biểu đồ lại khác nhau
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Bảng thống kê dữ liệu biểu diễn trên biểu đồ a):
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Số sản phẩm (nghìn)
3
2
3
4
5
4
6
7
8
7
6
8
Bảng thống kê dữ liệu biểu diễn trên biểu đồ b):
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Số sản phẩm (nghìn)
3
2
3
4
5
4
6
7
8
7
6
8
b) Dữ liệu biểu diễn trên hai biểu đồ là như nhau.
Hình dạng đường gấp khúc ở hai biểu đồ khác nhau do trục đứng của hai biểu đồ chia theo tỉ lệ khác nhau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Khối 8 tổ chức giải bóng đá với 5 đội tham dự là các đội bóng của các lớp A, B, C, D, E. Trước khi giải đấu diễn ra, Bình muốn thực hiện khảo sát dự đoán của các bạn về đội vô địch giải đấu.
a) Theo em Bình có thể thực hiện khảo sát theo những cách nào?
b) Dữ liệu Bình thu được thuộc loại nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Cách Bình có thể thực hiện khảo sát: phỏng vấn, lập bảng hỏi
b) Dữ liệu không là số không thể sắp thứ tự
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Bạn Bình tiến hành khảo sát dự đoán như trong bài 5.25. Giả sử Bình thu được kết quả như sau: A, B, A, A, A, A, A, B, D, B, A, A, B, D, D, A, A, B, D. Lập bảng thống kê về số lượng dự đoán vô địch cho mỗi đội
a) Có thể dùng biểu đồ nào để biểu diễn dữ iệu trong bảng thống kê thu được
b) Nếu muốn biểu diễn tỉ lệ các bạn được hỏi dự đoán mỗi đội vô địch thì nên dùng biểu đồ nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBảng thống kê:
Đội
A
B
C
D
E
Số lượng
10
5
0
4
0
a) Có thể dùng biểu đồ tranh hoặc biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê thu được.
b) Biểu đồ hình quạt tròn dùng để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể.
Do đó, nếu muốn biểu diễn tỉ lệ các bạn được hỏi dự đoán mỗi đội vô địch thì nên dùng biểu đồ hình quạt tròn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Bảng thống kê sau cho biết số lượng học sinh của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường.
a) Lựa chọn và vẽ biểu đồ để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp.
b) Lựa chọn và vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp, ta chọn biểu đồ cột kép.
Biểu đồ cột kép biểu diễn số lượng của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường như sau:
b) Để biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của khối 8 là:
8 + 16 + 12 + 4 + 10 + 8 + 5 + 8 = 71 (học sinh).
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A là: 8 + 16 = 24 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{24}}{{71}} \approx 33,8\% \) .
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B là: 12 + 4 = 16 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{16}}{{71}} \approx 22,5\% \)
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C là: 10 + 8 = 18 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{18}}{{71}} \approx 25,4\% \).
• Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là:
100% − 33,8% − 22,5% − 25,4% = 18,3%.
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)