Bài tập chủ đề 1

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 41)

Hướng dẫn giải

a)

Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

$t = \frac{s}{v} = \frac{{{{150000000.10}^3}}}{{3,{{0.10}^8}}} = 500{\text{s}} = \frac{{25}}{3} \approx 8,33\left( {phut} \right)$

b)

Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng hết 365 ngày = 8760 giờ

Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là:

$v = \frac{s}{t} = \frac{{150000000.2\pi }}{{8760}} = 1,{076.10^5}\left( {km/h} \right)$

Đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất vì độ dịch chuyển của Trái Đất bằng 0.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 41)

Hướng dẫn giải

a)

Quãng đường người đó đi về phía bắc là:

${s_2} = {v_2}.{t_2} = 60.\frac{{15}}{{60}} = 15\left( {km} \right)$

Tổng quãng đường đã đi là:

$s = {s_1} + {s_2} = 2,2 + 15 = 17,2\left( {km} \right)$

b) Hình lấy từ nguồn khác.

Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp là:

$d = \sqrt {d_1^2 + d_2^2}  = \sqrt {2,{2^2} + {{15}^2}}  = 15,16\left( {km} \right)$

c)

Thời gian người đó đi về phía đông là:

${t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,{{2.10}^3}}}{{2,0}} = 1100(s) = 18,33\left( {phut} \right)$

Tổng thời gian đi của người này là:

$t = {t_1} + {t_2} = 18,33 + 15 = 33,33\left( {phut} \right)$

d)

Tốc độ trung bình là:

$v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{17,{{2.10}^3}}}{{33,33.60}} = 8,6\left( {m/s} \right)$

e)

Độ lớn của vận tốc trung bình là:

$v = \frac{d}{t} = \frac{{15,{{16.10}^3}}}{{33,33.60}} = 7,58\left( {m/s} \right)$

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 41)

Hướng dẫn giải

a) Hình lấy từ nguồn khác.

b)

- Từ t = 0,0 s đến t = 5,0 s người B đi được 10 m.

- Sau thời điểm t = 5,0 s người B đi với tốc độ không đổi là 4 m/s

+ Quãng đường người B đi được sau 1 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.1 = 14 m

+ Quãng đường người B đi được sau 2 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.2 = 18 m (đuổi kịp người A)

=> Người B đuổi kịp người A sau 2 s đi với tốc độ không đổi là 4m/s.

c)

Người B đi được 8 m trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 41)

Hướng dẫn giải

Đổi 36 km/h = 10 m/s; 72 km/h = 20 m/s

Ta có:

v= 10 m/s

v = 20 m/s

a = 4,0 m/s2

Độ dài tối thiểu của đường nhập làn là:

\(s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{{{20}^2} - {{10}^2}}}{{2.4}} = 37,5(m)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 41)

Hướng dẫn giải

a) 

Đổi 72 km/h = 20 m/s

Do xe A chuyển động thẳng đều nên:

Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên là:

s = vA .t = 20 .10 = 200 (m)

b)

Xe B chuyển động nhanh dần đều

Ta có:

v0B = 45 km/h = 12, 5 m/s

v= 90 km/h = 25 m/s

Gia tốc của xe B trong 10 s đầu tiên là:

\(a = \frac{{{v_B} - {v_{0B}}}}{t} = \frac{{25 - 12,5}}{{10}} = 1,25(m/{s^2})\)

Quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên là:

\(s = \frac{{v_B^2 - v_{0B}^2}}{{2.a}} = \frac{{{{25}^2} - 12,{5^2}}}{{2.1,25}} = 187,5(m)\)

c)

Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe A bắt đầu vượt xe B, chiều dương là chiều chuyển động của 2 xe, mốc thời gian tại thời điểm xe A bắt đầu vượt xe B

Phương trình chuyển động của 2 xe là:

+ Xe A: \({x_A} = {x_{0A}} + {v_A}.t = 0 + 20.t = 20t\)

+ Xe B: \({x_B} = {x_{0B}} + {v_{0B}}.t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0 + 12,5.t + \frac{1}{2}.1,25.{t^2} = 12,5t + 0,625{t^2}\)

Hai xe gặp nhau nên:

\(\begin{array}{l}{x_A} = {x_B} \Leftrightarrow 20t = 12,5t + 0,625{t^2}\\ \Leftrightarrow 0,625{t^2} - 7,5t = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 0(L)\\t = 12(TM)\end{array} \right.\end{array}\)

d)

Quãng đường mỗi ô tô đi được kể từ lúc t = 0 đến lúc hai xe gặp nhau là:

s = v.t = 20 . 12 = 240 (m)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

a) Độ dốc của đường thẳng có giá trị bằng gia tốc

AB và DE đều là đường thẳng nên gia tốc không đổi, vì vậy độ dốc của đoạn thẳng AB giống độ dốc của đoạn thẳng DE

b) Diện tích tam giác ABC biểu diễn quãng đường dịch chuyển của quả bóng từ A đến B

c) Diện tích tam giác ABC biểu diễn quãng đường dịch chuyển của vật từ A đến B

Diện tích tam giác CDE biểu diễn quãng đường dịch chuyển của vật từ D đến E

Trong quá trình chuyển động của quả bóng thì cơ năng được bảo toàn, nhưng khi quả bóng đi từ A đến B thì năng lượng của quả bóng bị mất đi do một phần bị tỏa nhiệt, vì vậy năng lượng của quả bóng giảm đi nên khi quả bóng đi từ D đến E thì quãng đường DE ngắn hơn quãng đường AB. Vì vậy diện tích tam giác ABC lớn hơn diện tích tam giác CDE.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Cánh Diều trang 42)

Hướng dẫn giải

a) Tốc độ của vật rơi tự do ngay trước khi chạm đất là:

\(v = \sqrt {2gh}  = \sqrt {2.9,81.1,2}  \approx 4,85(m/s)\)

b) Tốc độ của quả bóng ngay khi bắt đầu bật lên là:

v = g.t = 9,81.0,16 = 1,57 (m/s)

c) Độ lớn gia tốc:

\(a = \frac{{\left| {v - {v_0}} \right|}}{t} = \frac{{\left| {1,57 - 4,85} \right|}}{{0,16}} = 20,5(m/{s^2})\)

Gia tốc có phương thẳng đứng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)