Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

* Chủ thể sản xuất kinh doanh là: Cá nhân.

- Chủ thể sản xuất kinh doanh là: Cá nhân.

- Ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của cá nhân: Trên mảnh đất của gia đình, anh H đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Anh bỏ tiến đầu tư ao, máy móc, thiết bị, tôm giống, thức ăn,... và thuê nhân công phụ giúp. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho phép quản lý chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho tôm.

* Chủ thể sản xuất kinh doanh là: Doanh nghiệp

- Chủ thể sản xuất kinh doanh là: Doanh nghiệp.

- Ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: công ty Giấy, thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất và áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

 a)

- Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên:

+ Bước 1: Nuôi bò lấy sữa.

+ Bước 2: Cho sữa vào các bồn chứa sữa.

+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng sữa và qua thiết bị đo lường, lọc và nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh.

+ Bước 4: Chế biến.

+ Bước 5: Chuyển thành phẩm đến các khu vực.

- Các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó là: lao động, vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

a) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò giúp người tiêu dùng có thu nhập cao, có được lợi nhuận, giải quyết việc làm cho người lao động .

b) Việc sản xuất kinh doanh chè mang lại cho các chủ thể của nền kinh tế thu nhập cao và thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu cho đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.a (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

a) Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình là: hộ gia đình.

b)

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 là: nông nghiệp

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở trường hợp trên là: tiểu thủ công nghiệp.

c) Em đồng ý với nhận định: “Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp”. Vì quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b.1 (SGK Cánh Diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã là: tập thể.

- Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành trên tinh thần tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b.2 (SGK Cánh Diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2 là: hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh huyện Tánh Linh trồng nấm linh chỉ, nằm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh huyện Bắc Bình trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,…

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết là: Hợp tác xã Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Rạng Đông có trụ sở ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) chuyên sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực như trồng cà phê, cao su, rau sạch, trồng cây ăn quả.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b.3 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Theo em, gia đình Lan nên lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã như các hộ gia đình khác.

- Vì: khi tham gia hợp tác xã, gia đình Lan sẽ được cán bộ hỗ trợ về kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và hợp tác xã đứng ra thu mua sản phẩm tạo ra sản phẩm an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình thay vì tự sản xuất với quy mô nhỏ tạo ra thu nhập thấp, không ổn định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.c.1 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

a) Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

+ Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Các loại hình doanh nghiệp khác:

+ Công ty hợp danh

c) 

Loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Doanh nghiệp nhà nước

Được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Công ty cổ phần

Số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.c.2 (SGK Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

a)

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ.

- Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 67,5%; tiếp đến là Công nghiệp và xây dựng chiếm 31,4%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất với 1,1,%.

b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại: doanh nghiệp vừa nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Em đồng tình với ý kiến A.

- Em không đồng tình với ý kiến B. Vì sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

- Em đồng tình với ý kiến C. Vì khi doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cung cấp cho thị trường, tạo ra được nhiều lợi nhuận giúp phát triển đất nước.

- Em đồng tình với ý kiến D. Vì các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại sẽ có quy mô lớn, vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)