Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Luyện tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Nếu là bạn thân của N, em sẽ khuyên N:

+ Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của bản thân khi thấy gia đình mình và gia đình chú luôn trong tình trạng bất hòa, căng thẳng. Từ đó, bày tỏ mong muốn: bố mẹ và chú thím hãy bình tĩnh, trao đổi ôn hòa với nhau để tháo gỡ những khúc mắc, hiểu lầm.

+ Khuyên bố mẹ: trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ thái độ bình tĩnh, không nên sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

+ Tâm sự, chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của những người thân khác, như: ông, bà,… hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ (khi cần thiết).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Sản phẩm tham khảo:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Việc làm của bạn K ở trong gia đình thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và công việc nhà với anh chị em làm tăng hạnh phúc gia đình. Đồng thời bạn cũng biết chia sẻ và xin lời khuyên của bố mẹ mỗi khi gặp khó khăn giúp tình cảm gia đình trở nên gần gũi thân thiết hơn.

- Những việc làm của bạn B:

+ Thay đổi cách ứng xử của mình

+ Tìm cách ngăn chặn bạo lực gia đình bằng cách kêu gọi sự can thiệp từ hàng xóm và bác trưởng thôn

- Để ngăn ngừa bạo lực gia đình, có thể:

+ Tăng cường giáo dục và nhận thức về vấn đề này.

+ Xây dựng các cơ sở hỗ trợ, như trung tâm tư vấn gia đình.

+ Khuyến khích giao tiếp và hòa giải trong gia đình.

+ Quản lý và hỗ trợ điều trị đối với các vấn đề sử dụng chất gây nghiện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 47)

Hướng dẫn giải

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Nhận xét: hành vi của bạn X là không đúng, đây là một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

- Lời khuyên: Nếu là bạn thân của X, em nên khuyên X:

+ Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với em gái nữa.

+ Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi, em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em.

+ Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái.

* Trả lời câu hỏi tình huống 2: Để không bị bạo lực gia đình, bạn P nên:

- Nhẹ nhàng giải thích để dì hiểu rằng: bản thân còn nhiều bài tập cần phải hoàn thành, em sẽ cố gắng giúp dì những các công việc nhà phù hợp (khi trao đổi, cần tỏ thái độ hòa nhã, chân thành; tránh những lời nói, chủ chỉ, thái độ tiêu cực, mang tính thách thức).

- Tâm sự, chia sẻ hoàn cảnh với người thân, như: bố, mẹ ruột, ông bà,… để nhờ mọi người can thiệp, giúp đỡ hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để được hỗ trợ.

* Trả lời câu hỏi tình huống 3:

- Để không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, các thành viên trong gia đình bạn X đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

- Bài học cho bản thân:

+ Quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với các thành viên trong gia đình.

+ Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

+ Lên án, phê phán những hành vi bạo lực gia đình.

+ Trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: hành vi xô xát (xung đột, va chạm) giữa vợ, chồng là một biểu hiện của bạo lực gia đình.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: hành vi đánh đập con cái (khi con không vâng lời) cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: việc kiểm soát kinh tế trong gia đình của người chồng cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về kinh tế).

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ý kiến e) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, phức tạp và lâu dài cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

- Trong khi xảy ra bạo lực:

+ Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.

+ Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

+ Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111;

- Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình

+ Hình ảnh 1: bạo lực về thể chất

+ Hình ảnh 2: bạo lực về tình dục

+ Hình ảnh 3: bạo lực về tinh thần

+ Hình ảnh 4: bạo lực về kinh tế

+ Trường hợp 1: bạo lực về thể chất (thể hiện qua chi tiết: chồng chị H dùng vũ lực để đuổi chị và các con ra khỏi nhà)

Hậu quả của bạo lực gia đình

+ Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

+ Làm cho các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

+ Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân khiến cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ Các thành viên trong gia đình cần luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau.

+ Mỗi thành viên cần thực hiện đúng quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân (đã được quy định rõ trong luật Hôn nhân và gia đình); đồng thời cần có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ an vui và hạnh phúc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Nhận diện hành vi vi phạm pháp luật…

- Trong trường hợp trên, bố bạn V đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, như:

+ Bạo lực về tinh thần đối với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở chi tiết: bố hay mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ra những tổn thương tinh thần cho mẹ con bạn V).

+ Bạo lực về thể chất với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở các chi tiết: bố đánh mẹ đến mức phải nhập viện; dù được người thân khuyên nhủ, nhưng bố vẫn thường xuyên đánh đập mẹ con V vô cớ).

Những quy định khác về phòng, chống bạo lực gia đình

- Điều 4 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình, là:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

- Điều 5 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình, là:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này,

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và người thân (trường hợp 1)

+ Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình.

+ Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương.

+ Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn).

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn N và người thân (trường hợp 2)

+ Bạn N bị tổn thương tinh thần; luôn ở trong trạng thái buồn bã, căng thẳng.

+ Bố bạn N cũng rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí; bị tổn thương về tinh thần khi bị mẹ bạn N thường xuyên xúc phạm, miệt thị.

+ Hạnh phúc của gia đình bạn N có nguy cơ tan vỡ (bố của bạn N đã nghĩ đến việc li dị).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)