Bài 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Tiếp).

Luyện tập - Bài 47 (Sgk tập 2 - trang 32)

Hướng dẫn giải

a) Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm: x đồng

Lãi suất là a% tháng nên số tiền lãi sau tháng thứ nhất a%.x

Số tiền có được sau tháng thứ nhất: x + a%.x = (1 + a%)x

Số tiền lãi sau tháng thứ hai: (1 + a%)x.a%

Tổng số tiền lãi sau hai tháng:

Giải bài 47 trang 32 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

b) Vì sau hai tháng bà An lãi 48288 đồng với lãi suất 1,2% nên:

Giải bài 47 trang 32 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy bà An đã gửi tiết kiệm 2000000 đồng.

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 48 (Sgk tập 2 - trang 32)

Hướng dẫn giải

Gọi x là số dân năm ngoái của tỉnh A (0 < x < 4 triệu; nguyên)

Số dân tỉnh B: 4000000 – x

Số dân của tỉnh A năm nay:

x + 1,1% x = 1,011.x

Số dân của tỉnh B năm nay:

(4000000 – x) + 1,2% (4000000 – x) = 1,012(4000000 – x)

Vì số dân tỉnh A năm nay hơn tỉnh B là 807200 người nên ta có phương trình:

Giải bài 48 trang 32 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy dân số của tỉnh A: 2400000 người.

Dân số của tỉnh B: 1600000 người.

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 49 (Sgk tập 2 - trang 32)

Hướng dẫn giải

Gọi x (cm) là cạnh AC (x > 0).

Gọi hình chữ nhật là MNPA thì MC = x – 2 (cm)

Vì MN // AB nên ta có tỉ lệ:

Giải bài 49 trang 32 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy AC = 4cm.

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 54 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Hướng dẫn giải

+) Tử số ban đầu gọi là x (x: nguyên, dương)

Khi đó mẫu số ban đầu là 11 +x

+) Sau khi thêm 3 vào tử số ban đầu => Tử số mới gọi là 3+x

Sau khi giảm 4 đơn vị ở mẫu số ban đầu là 11+x-4 hay 7+x

Vì sau khi thêm và bớt ở từ và mẫu số, ta có phân số mới bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\) nên:

\(\dfrac{3+x}{7+x}=\dfrac{3}{4}\\ < =>3\left(7+x\right)=4\left(3+x\right)\\ < =>21+3x=12+4x\\ < =>3x-4x=12-21\\ < =>-x=-9\\ =>x=9\left(TMĐK\right)\)

=> Tử số ban đầu là 9. Mẫu số ban đầu là : 9+11= 20

Vậy: Phân số ban đầu là \(\dfrac{9}{20}\)

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài 55 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Bài 56 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Bài 57 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Bài 58 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Bài 59 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Hướng dẫn giải

Gọi x (m) là khoảng cách từ A đến B.

Theo đề bài, ta có phương trình sau:

\(\dfrac{x}{2,5}-\dfrac{x}{4}=15\)

=> \(\dfrac{4x}{10}-\dfrac{2,5x}{10}=\dfrac{1,5x}{10}=\dfrac{150}{10}\)

=> x = 150 : 1,5 = 100.

Vậy khoảng cách từ A đến B là 100m.

(Trả lời bởi Dương Nguyễn)
Thảo luận (2)

Bài 60 (Sách bài tập - tập 2 - trang 15)

Hướng dẫn giải

Trong hợp kim đồng và thiếc có khối lượng 12kg, chứa 45% đồng nên đồng có khối lượng là:

12 . 45% = 5,4 (kg)

Khối lượng hợp kim đồng và thiếc sau khi thêm thiếc nguyên chất vào (đồng vẫn giữ nguyên khối lượng) là:

5,4 : 40% = 13,5 (kg)

Khối lượng thiếc nguyên chất đã thêm vào là:

13,5 - 12 = 1,5 (kg)

Vậy phải thêm vào hợp kim đó 1,5kg thiếc nguyên chất để được một hợp kim mới có chứa 40% đồng.

(Trả lời bởi Dương Nguyễn)
Thảo luận (2)