Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel

Mở đầu (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Ông đã giải thích sự truyền vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể sinh vật theo quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Mendel đã tìm ra được các quy luật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu lai tính trạng và sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích (phương pháp phân tích thế hệ lai).

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Mendel chọn các dòng Đậu hà lan thuần chủng về tính trạng quan tâm (màu hoa, vị trí họa trên cây, chiều cao cây, màu quả, hình dạng quả, màu hạt, hình dạng hạt,...), sau đó, tiến hành thực nghiệm cho lai các tính trạng thuần chủng tương phản thu được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ thu được F2.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

F1: 100% hoa tím

F2: 3 hoa tím : 1 hoa trắng 

Nhận xét:

- Mỗi tính trạng được kiểm soát bởi một nhân tố di truyền. Trong mỗi cơ thể, mỗi nhân tố di truyền tồn tại thành cặp, một có nguồn gốc tự bố và một có nguồn gốc từ mẹ. 

- Cây hoa tím 100% F1, TLKH F2 là 3 hoa tím : 1 hoa trắng chứng tỏ tính trạng hoa tím là trội hoà toàn với tính trạng hoa trắng.

- Kiểu hình ở F1 là tạo thành bởi 1 giao tử cây hoa tím (P) và 1 giao tử cây hoa trắng (P)

- Cây hoa tím F1 là dị hợp tử.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Các nghiên cứu tế bào học sau này đã xác nhận giả thuyết của Mendel. Nhân tố di truyền là gene, với các allele tồn tại thành từng cặp NST tương đồng. Sự phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân dẫn tới mỗi giao tử chỉ mang một allele của cặp. Sự kết hợp ngẫu nhiên hai giao tử trong thụ tinh dẫn tới hình thành tổ hợp cặp allele ở thế hệ con.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

TLKH F1: 100% hạt vàng, vỏ trơn

TLKH F2: 9 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt xanh, vỏ trơn: 3 hạt vàng, vỏ nhăn: 3 hạt xanh, vỏ nhăn

=> Tỉ lệ từng cặp tính trạng: 

F1: 100% hạt vàng; 100% vỏ trơn

F2: Hạt vàng: hạt xanh = (9+3) : (3+1) = 3:1

Vỏ trơn : Vỏ nhăn = (9+3) : (3+1) = 3:1

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

- Ta thấy TLKH F2 xấp xỉ: 9 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt xanh, vỏ trơn: 3 hạt vàng, vỏ nhăn: 3 hạt xanh, vỏ nhăn khi xét đồng thời 2 cặp tính trạng.

- Mặt khác, xét riêng từng cặp tính trạng tương phản ta được kết quả là:

F1: 100% hạt vàng; 100% vỏ trơn

F2: Hạt vàng: hạt xanh = (9+3) : (3+1) = 3:1

Vỏ trơn : Vỏ nhăn = (9+3) : (3+1) = 3:1

Ta tổ hợp: 9:3:3:1 = (3:1) . (3:1)

=> Trong phép lai, cặp bố mẹ thuần chủng tương phản về cả 2 tính trạng, di truyền độc lập riêng rẽ với nhau.

TLKH ở F2 bằng tích TLKH mỗi cặp tính trạng thành phần.

Từ đó: Mendel rút ra được "Mỗi cặp allele phân li độc lập với cặp allele khác trong quá trình hình thành giao tử. Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong quá trình con dẫn đến sự tạo thành các tổ hợp allele thế hệ con".

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Mendel cho rằng hiện tượng di truyền chịu sự chi phối của các quy luật xác định. Ông đã đưa ra hai quy luật di truyền cơ bản dựa trên kết quả thí nghiệm lai đậu Hà Lan của mình:

1. Quy luật phân li: Mỗi gen có hai alen, một alen từ bố và một alen từ mẹ. Khi giao tử được hình thành, hai alen của gen phân li độc lập với nhau và phân phối đồng đều vào các giao tử.

2. Quy luật phân li độc lập: Các gen di truyền độc lập với nhau.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Ý 1: Tính trạng cây hoa hồng xuất hiện F1 khác với 2 tính trạng ở bố và mẹ (P), đó được gọi là tính trạng trung gian của hai tính trạng cây hoa đỏ và cây hoa trắng (P).

Ý 2: 

Mỗi gen có hai allele, một allele từ bố và một alen từ mẹ. Khi giao tử được hình thành, hai allele của gen phân li độc lập với nhau và phân phối đồng đều vào các giao tử. Sự kết hợp ngẫu nhiên hai giao tử trong thụ tinh dẫn tới hình thành tổ hợp cặp allele ở thế hệ con. (Cái khác ở đây là allele trội không lấn át hoàn toàn allele lặn, để khi có KG dị hợp biểu hiện ra tính trạng trung gian cây hoa hồng ở cây hoa rồng).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Người con có nhóm máu O và người mẹ đều kiểu gene IOIO . Kiểu gene này của người con nhóm máu O là sự tổ hợp giao tử từ bố và mẹ: 1 giao tử IO của bố, giao tử IO còn lại của mẹ.

Người mẹ luôn cho allele IO nên để sinh ra người con nhóm máu A thì người bố cho allele IA. Như vậy kiểu gene của người bố là IAIO

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)