Bài 7. Amino acid và peptide

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 42)

Hướng dẫn giải

Gly-Ala

 

Amino acid đầu N là glycine, amino acid đầu C là alanine (nhóm CO của glycine liên kết với NH của alanine).

Ala-Gly

 

Amino acid đầu N là alanine, amino acid đầu C là glycine (nhóm CO của alanine liên kết với NH của glycine).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 43)

Hướng dẫn giải

Trong Ví dụ 6, liên kết peptide bị phá vỡ, sản phẩm phản ứng là hai a-amino acid (glycine và alanine).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 43)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Cho dung dịch peptide (lòng trắng trứng) vào ống nghiệm đựng kết tủa xanh lam Cu(OH)2 (tạo ra khi cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH), thấy Cu(OH)2 tan ra và thu được phức chất có màu tím đặc trưng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 43)

Hướng dẫn giải

Sử dụng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt dung dịch Gly-Ala và dung dịch Ala-Gly-Val.

+ Ala-Gly-Val là tripeptide có khả năng tham gia phản ứng màu biuret với Cu(OH)2/NaOH tạo phức màu tím.

+ Còn Gly–Ala là dipeptide không có khả năng tham gia phản ứng màu biuret với Cu(OH)2/NaOH nên không có hiện tượng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 44)

Hướng dẫn giải

Ethylamine chỉ chứa nhóm chức amine (NH2) nên ethylamine không có tính phân cực mạnh, glycine chứa hai nhóm chức carboxyl (COOH) và amine (NH2) nên glycine có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực do đó glycine có tính phân cực mạnh, vậy nên nhiệt độ nóng chảy của glycine cao hơn nhiều so với ethylamine.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 44)

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học chứng minh tính lưỡng tính của valine:

b) Công thức cấu tạo của dipeptide Val-Val:

 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 44)

Hướng dẫn giải

a) Peptide trên chứa alanine, glutamic acid và glycine. Có 2 liên kết peptide trong phân tử trên.

b) Thủy phân peptide trong môi trường acid:

Thủy phân peptide trong môi trường base:

c) Peptide trên là tripeptide nên peptide này có phản ứng màu biuret.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)