Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hướng dẫn giải

Cách 1: 

Gọi trung điểm BC là M

Ta kẻ xy qua M vuông góc với BC

Cách 2:

Từ B, C vẽ 2 cung tròn có bán kính \(R \ge \dfrac{1}{2}BC \)

2 cung tròn giao nhau tại 2 điểm M, N

Kẻ đường thẳng xy đi qua 2 điểm M, N. Ta được đường trung trực xy đi qua chúng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71,72)

Hướng dẫn giải

- Ta thấy OA = OB = OC

- Trung trực ứng với cạnh BC đi qua O.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71,72)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71,72)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Theo hình 5 ba khu dân cư A, B, C không thẳng hàng nên ta có tam giác ABC

Để trường học (điểm M) cách đều A, B, C khi M là giao của 3 đường trung trực của tam giác ABC

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 72)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

a) Vẽ 3 tam giác và xác định điểm O là giao điểm của 3 đường trung trực của 3 cạnh trong tam giác. Khi đó, O cách đều 3 đỉnh của tam giác

b) + Khi tam giác ABC nhọn, điểm O nằm trong tam giác.

+ Khi tam giác ABC vuông, điểm O nằm trên cạnh huyền.

+ Khi tam giác ABC tù, điểm O nằm ngoài tam giác.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 72)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Theo giả thiết ta có :

OA = OB, MA = MB ( do M là trung điểm AB )

\( \Rightarrow \) MO là đường trung trực của đoạn thẳng AB

\( \Rightarrow \) MO vuông góc với AB

Theo giả thiết ta có :

OA = OC, PC = PA ( do P là trung điểm AC )

\( \Rightarrow \) PO là đường trung trực của đoạn thẳng AC

\( \Rightarrow \) PO vuông góc với AC

Theo giả thiết ta có :

OC = OB, NC = NB ( do N là trung điểm BC )

\( \Rightarrow \) NO là đường trung trực của đoạn thẳng BC

\( \Rightarrow \) NO vuông góc với BC

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 72)

Hướng dẫn giải

Gọi O là tâm của chiếc đĩa

\( \Rightarrow \) OA = OB = OC = r ( do cùng có độ dài = bán kính )

Xét tam giác ABC có O là điểm cách đều A, B, C

\( \Rightarrow \) O là giao của 3 đường trung trực tam giác ABC

Để xác định O ta vẽ 2 đường trung trực của AB, BC chúng cắt nhau tại O .

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)