Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 35)

Hướng dẫn giải

- Tính chất:

+ Tính chất vật lí: Chất rắn màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

+ Tính chất hóa học: Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

- Ứng dụng: khoảng 90% lượng sulfur sản xuất được dùng để điều chế H2SO4 còn lại được dùng để lưu hoá cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 35)

Hướng dẫn giải

- Sulfur đơn chất lắng đọng thành những mỏ lớn, nằm giữa lớp đá sâu hàng trăm mét trong lòng đất.

- Sulfur ở dạng hợp chất trong nhiều quặng như quặng pyrite, quặng gypsum, quặng galena, quặng barite…

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 36)

Hướng dẫn giải

Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn màu vàng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 36)

Hướng dẫn giải

Ở dạng phân tử, sulfur gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hoá trị với nhau tạo thành mạch vòng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 36)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, tiếp theo hỗn hợp cháy sáng đỏ. Kết thúc phản ứng thu được hợp chất có màu đen. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Vậy trong phản ứng này, Fe đóng vai trò là chất khử còn S đóng vai trò là chất oxi hoá.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 37)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh mờ, lưu huỳnh cháy trong oxygen mãnh liệt hơn cho ngọn lửa màu sáng xanh.

Trong đó: S là chất khử, O2 là chất oxi hoá

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 37)

Hướng dẫn giải

\(2Al+3S\rightarrow\left(t^o\right)Al_2S_3\\ Zn+S\rightarrow\left(t^o\right)ZnS\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 37)

Hướng dẫn giải

Cách xử lí thuỷ ngân khi nhiệt kế thuỷ ngân không may bị vỡ: Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.Có thể nên rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân ngay điều kiện thường tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn.

\(Hg+S\rightarrow HgS\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 37)

Hướng dẫn giải

- Được ứng dụng nhiều trong sản xuất sulfuric acid để sử dụng trong ắc quy, bột giặt. lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng trong sản xuất phân bón.

- Được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.

- Lưu huỳnh nóng chảy được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản phẩm đồ gỗ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 38)

Hướng dẫn giải

Học sinh lưu ý ghi nhớ kiến thức và luyện tập các bài tập tương đương.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)