Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 38)

Hướng dẫn giải

Một số nguồn phát thải sulfur dioxide

+ Trong tự nhiên: Núi lửa phun trào, các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sulfur, …. 

+ Tác động của con người: từ các trung tâm nhiệt điện, từ các lò nung, lò hơi khí đốt nhiên liệu than, dầu và khí đốt có chứa lưu huỳnh hay các hợp chất có chứa lưu huỳnh, phương tiện giao thông, một số công đoạn trong công nghiệp hóa chất, luyện kim,....Khói thuốc của con người

Tác hại của SO2

+ Tác hại đối với sức khỏe: có thể gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, gây thiếu vitamin B và C, gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở,...

+ Tác hại đối với môi trường: là một trong những nguyên nhân chính gây mưa acid.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 38)

Hướng dẫn giải

Với xúc tác là các ion kim loại trong khói bụi, SO2 bị oxi hóa và hòa tan trong nước mưa tạo thành sulfuric acid (H2SO4) gây ra mưa acid.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp làm giảm thiểu lượng khí thải SO2 

- Sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường như là là ethanol, xăng E5,... thay thế nguồn năng lượng hóa thạch

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nhiên liệu hóa thạch

- Tuyên truyền tác hại của SO2 và lợi ích của nhiên liệu tái tạo, bảo vệ môi trường,..

- Không hút thuốc lá, đốt rác.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

Sulfur là chất rắn màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như: benzene, carbon disulfide,…

→ Chọn C.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

1 m3 = 1000 lít.

Trong 1 giờ, 50 lít không khí chứa 0,012 mg SO2

--> 1000 lít không khí chứa 1000 . 0,012/50 = 0,24 (mg) = 240 µg

Ở thành phố trên, 1m3 không khí chứa 240 µg SO(đo trong 1 giờ). Do đó không khí của thành phố này không bị ô nhiễm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)