Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vì trong quá trình xích đu chuyển động có một phần động năng của xích đu chuyển thành dạng năng lượng khác (thế năng) khi cọ xát với không khí nên động năng nhỏ dần. Do vậy người mẹ cần đẩy vào xích đu để lại bù cho phần năng lượng động năng đã bị chuyển hóa này.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vì trong quá trình xích đu chuyển động có một phần động năng của xích đu chuyển thành dạng năng lượng khác ( thế năng ) khi cọ xát với không khí nên động năng nhỏ dần. Nên nếu không có người mẹ đẩy nhẹ vào ghế thì xích đu sẽ chậm dần và dừng lại.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Biên độ dao động của con lắc trong thí nghiệm giảm dần

Chu kì (hay tần số) của con lắc trong thí nghiệm không thay đổi vì chu kì (tần số) của dao động tắt dần không phụ thuộc vào biên độ mà phụ thuộc vào chu kì (tần số) của vật dao động.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Nếu sự tắt dần có hại thì ta phải chống lại sự tắt dần bằng cách cung cấp thêm năng lượng cho hệ dao động. Ví dụ: con lắc đồng hồ...

Nếu sự tắt dần có lợi thì ta phải tăng cường ma sát để dao động tắt dần nhanh. Ví dụ: bộ giảm xóc của ôtô, xe máy…

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- Khi đẩy xích đu, phải đẩy liên tục để dao động của xích đu không bị giảm.

- Một người thợ làm gốm tác dụng lực vào bàn quay để bàn quay có thể quay liên tục đều đặn để làm ra những sản phẩm bằng gốm.

- Chuyển động của con lắc đồng hồ sau một thời gian sẽ chậm dần nên phải cung cấp một lực để con lắc dao động ổn định.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Khi thả con lắc điều khiển Đ thì các con lắc khác có dao động.

Con lắc số (3) dao động mạnh nhất vì con lắc dao động mạnh nhất là con lắc có chu kì gần nhất với chu kì dao động của con lắc điều khiển, mặt khác chu kì dao động của các con lắc đơn lại tỉ lệ với chiều dài → con lắc (3) có chiều dài gần nhất với chiều dài của con lắc do đó sẽ dao động với biên độ lớn nhất.

Kết quả thí nghiệm quan sát được giống như dự đoán.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Đánh giá hiện tượng cộng hưởng có lợi trong các trường hợp:

+ Hộp đàn của các đàn ghi – ta, violon có tác dụng làm cho âm thanh phát ra được to hơn.

Lò vi sóng hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng giúp thực phẩm được nóng lên nhanh hơn.

- Đánh giá hiện tượng cộng hưởng có hại trong các trường hợp:

Hiện tượng cộng hưởng làm cho các hệ dao động như tòa nhà, cầu, bệ máy, khung xe dao động mạnh hơn dẫn đến bị đổ hoặc gãy gây thiệt hại về tài sản, kinh tế.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)