Bài 47. Cơ chế tiến hóa

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 203)

Hướng dẫn giải

Cơ chế tiến hóa để hình thành thế giới sinh vật ngày nay là sự thay đổi vốn gene của quần thể qua thời gian dưới tác động của các nhân tố tiến hóa cơ bản dẫn đến hình thành loài mới và sau đó là các đơn vị phân loại trên loài.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 203)

Hướng dẫn giải

Theo quan điểm của Lamarck, yếu tố chính giúp thế hệ con cháu của loài hươu cao cổ có cổ cao là do điều kiện sống thay đổi chậm chạp (dưới thấp không còn lá cây), hươu chủ động vươn dài cổ để thích nghi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 203)

Hướng dẫn giải

Điểm chưa đúng trong quan điểm của Lamarck khi giải thích để sự hình thành đặc điểm thích nghi của hươu cao cổ là:

- Lamarck cho rằng sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.

- Lamarck cho rằng mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích lũy.

- Lamarck cho rằng sinh vật luôn có khả năng chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan, do đó không có loài nào bị đào thải.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 204)

Hướng dẫn giải

a) Yếu tố tác động đến sự hình thành nhiều hình dạng mỏ khác nhau của chim là loại thức ăn khác nhau.

b) Cơ chế giúp hình thành nhiều loài chim sẻ khác nhau từ một tổ tiên chung chính là chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị di truyền theo nhiều hướng khác nhau: Từ một loài tổ tiên được phân chia thành nhiều quần thể, mỗi quần thể được chọn lọc theo một điều kiện sống nhất định (loại thức ăn khác nhau). Trải qua nhiều thế hệ, các quần thể của loài này tiến hóa thành nhiều loài mới có hình dạng và kích thước mỏ khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 204)

Hướng dẫn giải

Quan điểm của Darwin về nguồn gốc các loài là: Các loài được hình thành từ tổ tiên chung thông qua việc tích lũy dần các tính trạng thích nghi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 205)

Hướng dẫn giải

Sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá theo Darwin:

- Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về màu sắc cơ thể của loài sâu ăn lá trong đó có biến dị quy định cơ thể có màu xanh.

- Những cá thể sâu ăn lá mang biến dị quy định cơ thể có màu xanh có khả năng ngụy trang tốt hơn nên tránh được sự tấn công của chim ăn sâu (được chọn lọc tự nhiên giữ lại). Nhờ đó, những cá thể sâu ăn lá này có khả năng sống sót và sinh sản vượt trội so với những cá thể sâu ăn lá mang biến dị quy định cơ thể có màu khác.

- Qua nhiều thế hệ, kết quả hình thành quần thể sâu ăn lá có màu xanh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 205)

Hướng dẫn giải

Cơ chế tạo ra sự đa dạng về kiểu hình ở loài bọ rùa là đột biến và giao phối: Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nên sự đa dạng về kiểu hình của các cá thể trong quần thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 206)

Hướng dẫn giải

Vai trò của biến dị di truyền đối với quá trình tiến hóa: Biến dị di truyền là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 206)

Hướng dẫn giải

Các nhân tố tiến hóa gồm: đột biến, di – nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên tác động làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 206)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về sự di cư ở một số loài động vật:

+ Vào mùa đông, chim én di cư về phương nam để tránh rét.

+ Cá chình di cư theo dòng chảy từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ trứng.

- Hiện tượng phát tán hạt phấn của thực vật là hiện tượng di nhập gene. Đây là phương thức lan truyền gene từ quần thể này sang quần thể khác chủ yếu của thực vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)