Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

Bài 9.25 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

a. Các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra là: 2, 3, 5 vì đây là các số nguyên tố.

b. Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” xảy ra vì số 5 khác số 6.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.26 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

a. Các kết quả có thể của thí nghiệm này là: Nai; Cáo; Gấu vì đây là tên của tất cả các động vật xuất hiện trên tấm bìa.

b. Các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra là: Cáo; Gấu.

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai” có xảy ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.27 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

Tính điểm của An: An chọn số 3

Lần gieo 1: An được -5 điểm.

Lần 2: An được 10 điểm.

Lần 3: An được -5 điểm.

Lần 4: An được -5 điểm.

Lần 5: An được 10 điểm.

Tổng số điểm của An là: (-5)+10+(-5)+(-5)+10=5 điểm.

Tính điểm của Bình: Bình chọn số 4

Lần gieo 1: Bình được 10 điểm.

Lần 2: Bình được -5 điểm.

Lần 3: Bình được 10 điểm.

Lần 4: Bình được -5 điểm.

Lần 5: Bình được 10 điểm.

Tổng số điểm của Bình là: 10+(-5)+10+(-5)+10 = 20 điểm.

Ta thấy Bình được nhiều điểm hơn An ( 20 > 5)

Vậy Bình là người thắng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.28 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93)

Hướng dẫn giải

Mai được 2 điểm vì có 2 lần là Mai ra NNN:

Linh được 1 điểm vì có 1 lần Linh ra NNN:

Sự kiện “Mai thắng” có xảy ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)