Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Các giống cây ăn quả không hạt có thể được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến số lượng NST ở dạng thể đa bội lẻ 3n, 5n,… Các loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 3n, 5n,… hầu như bất thụ do mất cân bằng trong quá trình phân li nhiễm sắc thể ở giảm phân tạo giao tử, do vậy các giống cây này có thể tạo quả không hạt như dưa hấu 3n không hạt, nho 3n không hạt,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Trong tế bào của mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 171)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của cặp nhiễm sắc thể tương đồng:

- Gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự phân bố của các gene.

- Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 171)

Hướng dẫn giải

- Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội:

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

- Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

- Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

- Gene tồn tại thành từng chiếc alen.

- Gene tồn tại thành từng cặp alen.

- Hoàn thành bảng 41.1:

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

2n

n

2n

n

Người

46

23

Nấm men

34

17

Ruồi giấm

8

4

Đậu hà lan

14

7

Tinh tinh

48

24

Ngô

20

10

78

39

Cỏ tháp bút

216

108

Chuột nhắt

40

20

Cải bắp

18

9

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải

- Nhiễm sắc thể có nhiều hình dạng đặc trưng như hình que, hình chữ X, hình chữ V, hình hạt,…

- Dựa vào vị trí tâm động, hình dạng của các nhiễm sắc thể có thể được phân chia thành:

+ Nhiễm sắc thể tâm cân: Tâm động nằm ở giữa chia nhiễm sắc thể thành 2 cánh dài bằng nhau.

+ Nhiễm sắc thể tâm lệch: Tâm động nằm lệch về một phía chia nhiễm sắc thể thành một cánh dài và một cánh ngắn.

+ Nhiễm sắc thể tâm mút: Tâm động nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải

Cấu trúc của nhiễm sắc thể:

- NST được cấu tạo bởi DNA và protein (chủ yếu là protein histon). Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm nhiễm sắc thể co ngắn cực đại, thuận lợi cho quá trình phân bào.

- Trong quá trình phân bào, NST có thể tồn tại ở trạng thái đơn hoặc trạng thái kép. Mỗi NST đơn gồm một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon tạo thành sợi nhiễm sắc. NST kép được hình thành sau khi NST đơn nhân đôi, mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động (mỗi chromatid chứa 1 phân tử DNA).

- Mỗi nhiễm sắc thể có một tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

- NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST tại những vị trí (locus) nhất định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 172)

Hướng dẫn giải

Nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào vì: NST được cấu tạo từ DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon mà trên một phân tử DNA có chứa nhiều gene. Do đó, trên NST, các gene sắp xếp theo chiều dọc tại những vị trí (locus) nhất định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 173)

Hướng dẫn giải

Những biến đổi của nhiễm sắc thể đột biến so với nhiễm sắc thể bình thường:

Hình 41.6 a) mất 1 đoạn B.

Hình 41.6 b) thêm 1 đoạn BC.

Hình 41.6 c) đoạn I.KL bị đảo ngược 180o và gắn vào vị trí cũ.

Hình 41.6 d) một nhiễm sắc thể bị mất đoạn A, một nhiễm sắc thể được thêm đoạn A.

Hình 41.7 a) mất 1 chiếc nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số 3.

Hình 41.7 b) thêm 1 chiếc nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số 3.

Hình 41.7 c) mỗi cặp đều có thêm 1 chiếc nhiễm sắc thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 173)

Hướng dẫn giải

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể vì: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng, trình tự các đoạn gene trên nhiễm sắc thể, từ đó làm cho nhiễm sắc thể có thể bị dài ra, ngắn đi hoặc thay đổi vị trí của tâm động trên nhiễm sắc thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 174)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể ở người là:

- Thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 13 gây hội chứng Patau dẫn đến các dị tật tim và thần kinh nặng,…

- Hội chứng Klinefelter (XXY) làm cho tay và chân dài không cân đối với cơ thể; tinh hoàn kém phát triển, vô sinh; khó khăn khi học tập, chậm phát triển ngôn ngữ;…

- Hội chứng siêu nữ (XXX) dẫn đến chậm phát triển, suy buồng trứng sớm,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)