Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+Xã hội phong kiến nhà Minh -Thanh lâm vào tình trang suy thái
+Vua ăn chơi xa xỉ
+Nông dân , thợ thủ công phải nộp thuế nặng nề
+Phải đi lao dịch , đi phu
+Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
+Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn , xưởng làm đồ sứ , ... với sự chuyên môn hóa , thuê nhân công , buôn bán với các nước được mở rộng
(Trả lời bởi Tâm Trần Huy)
Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải*tư tưởng tôn giáo ược ra đời khoảng thế kỉ V:
(Trả lời bởi Linh Diệu)
+người sáng lập khổng tử
+nho giáo là hệ thống lí thyuết, thể hiện quan điểm nhìn nhận của con người với xã hội, con người với con người
+ hệ thống học thuyết nho giáo thể hiện ở tam cương-Ngũ thường
+nho giáo đạo giáo là cơ sở đường lối trị nc
*phật giáo: phát triển
*sử học là một trong những khoa học lịch sử đầu tiên ra đời ở TQ, nó ghi chép những hoạt động của các ông vua và hệ thống quan lại
+phản ánh hiện thực của chế độ phong kiến
+người TQ gọi Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho lịch sử
+thời đường:sử quán và sử quan thành lập
*văn học: đạt được những phát triển rực rỡ trên nhiêu phương diện nhất là về mặt thơ ca
*khoa học kĩ thuật
+toán học tư thời nhà hán , người TQ đã biên soạn được cuốn cửu chương toán thuật,phương pháp tính diện tích và khối lượng băng nhau.thời nam bắc triều tìm ra số pi (3.14)
thiên văn học:phát hiện ra nông lịch.phát hiện ra địa động nghi
-y dược: từ xa xưa đã xuất hiện thầy thuốc giỏi như hoa đà bằng phương pháp phẫu thuật
-kĩ thuật:phát minh ra kĩ thuật in, la bàn ,giấy
-kiến trúc nghệ thuật:nhiều kiến trúc đồ sộ như vạn lí trường thành, cố cung bắc kinh,nhữg bức tượng mang cảm hứng Phật giáo
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTham Khảo !
- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc:
+ Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
+ Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
(Trả lời bởi Minh Nhân)
Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTham Khảo !
- Các chính sách đối nội của nhà Tần:
+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.
+ Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,…
- Các chính sách đối nội của nhà Hán:
+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Tác động:
- Nhờ những chính sách trên mà nền kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
(Trả lời bởi Minh Nhân)
Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo a:
* Chính sách đối nội:
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
- Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương.
- Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.
- Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế.
- Thực hiện chế độ “quân điền”: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
* Chính sách đối ngoại: Sau khi ổn định trong nước, nhà Đường luôn tìm đủ mọi cách để mở mang bờ cõi, chinh phục các nước lân cận:
- Nhà Đường đem quân đánh chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên.
- Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.
⟹ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
(Trả lời bởi minh nguyet)
Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTham khảo
* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Xuất hiện công cụ bằng sắt làm cho diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.
* Về xã hội:
- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
- Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
- Khi nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.
⟹ Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN và được xác lập vào thời Hán.
(Trả lời bởi Minh Nhân)
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTham khảo
* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển
- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
* Chính trị:
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á
(Trả lời bởi Minh Nhân)
Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh được biểu hiện như thế nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTham khảo ạ:
Biểu hiện sự suy thoái của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh:
- Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.
- Nhân dân không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi phu, đi lính xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém.
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra.
(Trả lời bởi minh nguyet)