Bài 4. Hình quạt tròn và hình vành khuyên

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 98)

Hướng dẫn giải

a) Ta có độ dài của toàn bộ hàng rào là:

C = 2\(\pi \)R = 2.\(\pi \).10 = 20\(\pi \) m

b) Độ dài của mỗi phần hàng rào là:

\(\frac{C}{{360}} = \frac{{20\pi }}{{360}} = \frac{\pi }{{18}}\) m

c) Độ dài của n phần hàng rào là: n.\(\frac{\pi }{{18}}\) m.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Cung 72o , bán kính R = 25 cm có độ dài là:

\(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}} = \frac{{\pi .25.72}}{{180}} \approx 31,42\)cm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Ta có độ dài cung AB = \(\widehat {AOB} = {80^o}\), bán kính R = 10 m có độ dài là:

\(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}} = \frac{{\pi .10.80}}{{180}} \approx 13,96\) (m)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 99)

Hướng dẫn giải

a) Ta có thể tính diện tích của miếng pizza trong Hình 4a theo góc ở tâm và bán kính của ổ bánh.

b) i) Chia một hình tròn bán kính R thành 360 phần bằng nhau, diện tích mỗi phần đó là: \(\frac{{\pi {R^2}}}{{360}}\).

ii) diện tích phần hình tròn ghép bởi n phần bằng nhau là: \(n.\frac{{\pi {R^2}}}{{360}}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 100)

Hướng dẫn giải

Hình quạt tròn với bán kính R = 20 cm, ứng với cung 72o có diện tích là:

\(S = \frac{{\pi {R^2}n}}{{360}} = \frac{{\pi {{.20}^2}.72}}{{360}} \approx 251,33\)(cm2)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 100)

Hướng dẫn giải

Ta có độ dài cung AB = \(\widehat {AOB} = {55^o}\), bán kính R = 15 m có độ dài là:

\(S = \frac{{\pi {R^2}n}}{{360}} = \frac{{\pi {{.15}^2}.55}}{{360}} \approx 108\) cm2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

a) Ta có hình vẽ:

b) Diện tích S của (C) là: \(S = 5^2\pi  = 25\pi \approx 78,54 (cm^2)\)

Diện tích S’ của (C’) là \(S’ = 8^2\pi = 64\pi \approx 201,06 (cm^2)\)

c) Hiệu số (S’ – S) biểu diễn diện tích của phần tô màu xanh đậm trong hình 9.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; 10 cm) và (O; 20 cm) là:

\(S = \pi ({R^2} - {r^2}) = \pi ({20^2} - {10^2}) = 300\pi  \approx 942,48\) cm2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

a) Vì BC là tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại A nên OA \( \bot \)BC

Xét tam giác OAB vuông tại A , ta có:

AB = \(\sqrt {O{B^2} - O{A^2}}  = \sqrt {{R^2} - {r^2}} \) (theo định lý Pythagore)

Tương tự với tam giác OCA vuông tại A, ta có

AC = \(\sqrt {O{C^2} - O{A^2}}  = \sqrt {{R^2} - {r^2}} \) (theo định lý Pythagore)

Vậy BC = AB + AC = 2\(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \).

b) Ta có BC = 2\(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \) = \(a\sqrt 3 \) suy ra \(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \) = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Diện tích hình khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) theo a là:

\(S = \pi ({R^2} - {r^2})\) = \(\pi {\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = \frac{{3\pi }}{4}{a^2}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Ta có độ dài cung \({30^o}\), bán kính R = 6 cm có độ dài là:

\(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}} = \frac{{\pi .6.30}}{{180}} = \pi \approx 3,14 (cm)\)

Ta có độ dài cung \({90^o}\), bán kính R = 6 cm có độ dài là:

\(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}} = \frac{{\pi .6.90}}{{180}} = 3\pi \approx 9,42 (cm)\)

Ta có độ dài cung \({120^o}\), bán kính R = 6 cm có độ dài là:

\(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}} = \frac{{\pi .6.120}}{{180}} = 4\pi \approx 12,57 (cm)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)