Bài 4. Định lí và chứng minh một định lí

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 82)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 83,84)

Hướng dẫn giải

Giả sử \(\widehat {{O_1}},\widehat {{O_3}}\) cùng bù với góc \(\widehat {{O_2}}\). Ta được:

\(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} = 180^\circ ;\widehat {{O_3}} + \widehat {{O_2}} = 180^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {{O_1}} =180^\circ -\widehat {{O_2}};  \widehat {{O_3}}=180^\circ -\widehat {{O_2}}\)

\( \Rightarrow \widehat {{O_1}} = \widehat {{O_3}}\) (đpcm)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Giả sử cho 2 đường thẳng song song a và b, đường thẳng c vuông góc với a. Ta phải chứng minh c cũng vuông góc với b.

Thật vậy,

Vì a//b nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}}\) ( 2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ \)nên \(\widehat {{B_1}} = 90^\circ \) hay \(b \bot c\)(đpcm)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau (Tính chất 2 đường thẳng song song)

b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau (Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song. (Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Giả sử \(\widehat A,\widehat C\) cùng phụ với \(\widehat B\). Ta được:

\(\widehat A + \widehat B = 90^\circ ;\widehat C + \widehat B = 90^\circ \)

\(\widehat A = 90^\circ  - \widehat B;\widehat C = 90^\circ  - \widehat B\)

\( \Rightarrow \widehat A = \widehat C\) (đpcm)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)