Bài 36. Khái quát về di truyền học

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 159)

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ được gọi là hiện tượng di truyền.

- Hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm khác bố mẹ được gọi là hiện tượng biến dị.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 159)

Hướng dẫn giải

1. Khái niệm di truyền và biến dị:

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ.

2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế:

- Ví dụ về hiện tượng di truyền: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay phải; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu A; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa đỏ;…

- Ví dụ về hiện tượng biến dị: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay trái; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu O; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa trắng;…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 160)

Hướng dẫn giải

1. Các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:

* Các bước tiến hành:

- Bước 1: Tạo dòng thuần chủng các cây đậu hoa tím, cây đậu hoa trắng, sau đó cho giao phấn giữa các cây đậu thuần chủng hoa tím với các cây đậu hoa trắng.

- Bước 2: Theo dõi sự di truyền của từng cặp bố mẹ đem lai, ở đời con (F1) thu được 100% cây hoa tím, ở đời cháu (F2) thu được cả cây hoa tím và cây hoa trắng.

- Bước 3: Thống kê phân tích số liệu thu được ở F2 rút ra tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.

- Bước 4: Dùng phép lai kiểm nghiệm (phép lai phân tích) để kiểm tra các giả thuyết, từ đó, rút ra các quy luật di truyền.

* Kết quả:

- Ở đời F1: 100% cây hoa tím.

- Ở đời F2: 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.

2. - Ở thế hệ F1 và F2 không xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng. Như vậy, tính trạng hoa tím di truyền không hòa trộn vào tính trạng hoa trắng.

- Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) không biến mất trong phép lai vì F2 vẫn xuất hiện hoa trắng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 160)

Hướng dẫn giải

- Nhân tố di truyền chính là gene hay allele tồn tại trong nhân tế bào, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.

- Trong phép lai của Mendel:

+ Tính trạng tương phản là hoa tím và hoa trắng vì đây là 2 trạng thái khác biệt, tương phản về tính trạng màu hoa.

+ Tính trạng trội là hoa tím vì đây là tính trạng xuất hiện ở F1.

+ Tính trạng lặn là hoa trắng vì đây là tính trạng đến F2 mới xuất hiện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 160)

Hướng dẫn giải

Ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này vì: Mendel cho rằng đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là nhân tố di truyền trong nhân tế bào và chúng không pha trộn vào nhau. Như vậy, dù không đưa ra thuật ngữ gene hay allele nhưng thực chất Mendel là người đầu tiên đưa ra khái niệm về gene và đây chính là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 161)

Hướng dẫn giải

Ở đậu hà lan:

- Ví dụ về tính trạng: màu hoa, màu hạt, hình dạng hạt, hình dạng quả, vị trí mọc hoa, chiều cao cây,…

- Ví dụ về tính trạng tương phản:

+ Màu hoa tím và màu hoa trắng.

+ Hạt vàng và hạt xanh.

+ Hạt nhăn và hạt trơn.

+ Thân cao và thân thấp.

- Ví dụ về kiểu hình:

+ Màu sắc hoa: hoa đỏ, hoa trắng.

+ Màu sắc quả: quả vàng, quả xanh.

+ Chiều cao cây: cây cao, cây thấp.

- Ví dụ về kiểu gene: khi xét về tính trạng màu hoa, ta có:

+ Kiểu gene AA quy định hoa tím.

+ Kiểu gene Aa quy định hoa tím.

+ Kiểu gene aa quy định hoa trắng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 161)

Hướng dẫn giải

1. Sơ đồ lai của phép lai trên là:

Pt/c:

Cây thân cao × Cây thân thấp

F1: 100% cây thân cao

F1 × F1: Cây thân cao × Cây thân cao

F2: 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp

2. Kết quả thu được ở F1 là 100% cây thân cao nên ta có thể dự đoán:

- Tính trạng trội: thân cao.

- Tính trạng lặn: thân thấp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)