Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.27 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Gọi E là chân đường cao từ C xuống AB, D là chân đường cao từ B xuống AC

=> HC ⊥ BE, HB ⊥ CD

Ta có: Vì \(\widehat {BAC}\) và \(\widehat {BAD}\) là 2 góc kề bù nên

\(\begin{array}{l}\widehat {BAC} + \widehat {BAD} = {180^0}\\ \Rightarrow {100^0} + \widehat {BAD} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {BAD} = {180^0} - {100^0}\\ \Rightarrow \widehat {BAD} = {80^0}\end{array}\)

∆ ADB là tam giác vuông tại D:

\(\begin{array}{l}\widehat {BAD} + \widehat {ABD} = {90^0}\\ \Rightarrow {80^0} + \widehat {ABD} = {90^0}\\ \Rightarrow \widehat {ABD} = {10^0}\end{array}\)

∆ BEH là tam giác vuông tại E

\(\begin{array}{l}\widehat {EBH} + \widehat {BHE} = {90^0}\\ \Rightarrow {10^0} + \widehat {BHE} = {90^0}\\ \Rightarrow \widehat {BHE} = {80^0}\end{array}\)

Hay \(\widehat {BHC} = {80^0}\) 

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 9.28 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

O cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC

\( \Rightarrow \) \(OA = OB = OC\)

\( \Rightarrow \) \(\Delta OAB\) cân tại O.

Giả sử O là trung điểm BC

\( \Rightarrow \widehat {OAB} = \widehat {OBA}\)

 \(\Delta OAC\) cân tại O 

\( \Rightarrow \widehat {OAC} = \widehat {OCA}\)

Xét tam giác ABC có

\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat A + \widehat {OAB} + \widehat {OAC} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat A + \widehat A = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat A = {90^0}\end{array}\)

Vậy nếu O nằm trên một cạnh của tam giác ABC thì ABC là một tam giác vuông.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 9.29 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

a)

- Lấy ba điểm phân biệt A, B, C trên đường viền ngoài chi tiết máy.

- Vẽ đường trung trực cạnh AB và cạnh BC. Hai đường trung trực này cắt nhau tại O. Khi đó O là tâm cần xác định.

- Bán kính đường tròn cần tìm là độ dài đoạn OB (hoặc OA hoặc OC).

b)

- Bước 1: Vẽ đường trung trực của các đoạn AB, AC, BC

- Bước 2: 3 đường trung trực này cắt nhau tại M. Khi đó MA= MB=MC.

- Bước 3: M là điểm cần xác định.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 9.30 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

- Kẻ HD \( \bot \) đường thẳng c tại điểm D, HE \( \bot \) đường thẳng b tại điểm E

- Nối A với H. Kéo dài DH cắt đường thẳng b tại B.

Từ B kẻ đường vuông góc với AH, đường thẳng đó cắt đường thẳng c tại 1 điểm. Điểm đó chính là điểm C.

=> H là trực tâm của tam giác ABC. 

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)