Quan sát hình bên và cho biết tại sao xe và người chuyển động được?
Quan sát hình bên và cho biết tại sao xe và người chuyển động được?
Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình 35.1 đã làm như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐể đóng cánh cửa, thì bạn nhỏ trong hình đã: Dùng tay mình cầm vào tay nắm cửa và đẩy cánh cửa vào.
(Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)
Em hãy cho biết tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình 35.2?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác dụng của vật nặng nên lò xo làm cho lò xo bị dãn ra và bị thay đổi hình dạng so với hình dạng ban đầu.
(Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)
Bạn A thực hiện bóp lần lượt một quả bóng cao su như hình 35.5. Em hãy cho biết lực tác dụng lên quả bóng cao su trong trường hợp nào mạnh hơn. Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lực tác dụng lên quả bóng cao su trong trường hợp b mạnh hơn.
- Bởi vì quả bóng ở trường hợp b đã bị lực tác dụng nên làm cho bị biến dạng (méo đi) nhiều hơn so với quả bóng ở trường hợp a. (Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)
Quan sát hình 35.2, 35.3 và cho biết: Khi gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo dãn ra theo hướng nào? Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối gỗ trượt theo hướng nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Khi gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo dãn ra theo hướng thẳng đứng về phía vật.
– Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối gỗ trượt theo hướng thẳng về phía tay kéo.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Trong các lực xuất hiện ở hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4, lực nào là lực đẩy, lực nào là lực kéo?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình 35.1: Lực đẩy, cô gái tác dụng lực đẩy lên cánh cửa để đẩy cánh cửa vào.
Hình 35.2: Lực kéo, quả nặng tác dụng lực kéo vào lò xo làm lò xo dãn ra.
Hình 35.3: Lực kéo, tay người tác dụng lực kéo lên khối gỗ.
Hình 35.4: Lực đẩy, người đàn ông tác dụng lực đẩy lên xe ô tô.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Độ lớn lực kéo khối gỗ ở hình 35.3 là 3 N; lực đẩy ở hình 35.4 là 200 N. Hãy biểu diễn các lực đó trên hình vẽ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình 35.3, nếu ta quy ước mỗi xentimet chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với 1N thì khi lực có độ lớn 3N được biểu diễn như hình dưới đây:
+ Điểm đặt: tại mép vật.
+ Phương: nằm ngang.
+ Chiều: từ phải sang trái.
+ Độ lớn: 3N (mũi tên dài 3 cm).
- Hình 35.4, nếu ta quy ước mỗi xentimet chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với 100 N thì khi lực có độ lớn 200 N được biểu diễn như hình dưới đây:
+ Điểm đặt: tại mép vật.
+ Phương: nằm ngang.
+ Chiều: từ trái sang phải.
+ Độ lớn: 200N (mũi tên dài 2 cm).
(Trả lời bởi datcoder)
Kéo một vật bằng một lực theo hướng nằm ngang từ trái sang phải, độ lớn 1500 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 500N).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa quy ước mỗi xentimet chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với 500 N thì khi lực có độ lớn 1500 N được biểu diễn như hình dưới đây:
- Điểm đặt: tại vật
- Phương: nằm ngang
- Chiều: từ trái sang phải
- Độ lớn: 1500N (mũi tên dài 3 cm)
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vật này tác dụng lực kéo lên vật kia:
+ Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
+ Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một
A. Lực đẩy B. Lực nén
C. Lực kéo D. Lực uốn
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiA. Lực đẩy
=> Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đó đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.
(Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)