Bài 34. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 146)

Hướng dẫn giải

Ý kiến “Khí nhà kính gây ảnh hưởng tiêu cực cho hành tinh xanh” là đúng vì sự gia tăng lượng khí nhà kính (CO2, CH4, …) trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên toàn cầu. Từ đó gây ra những biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan:

- Mực nước biển đã dâng lên trong thế kỉ qua.

- Sự gia tăng các hiện tượng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán, …

- …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Hậu quả do biến đổi khí hậu trên thế giới là:

- Nhiệt độ Trái Đất tăng dẫn đến sự ấm lên toàn cầu

- Băng tan ở hai cực dẫn đến nước biển dâng

- Sự gia tăng của thời tiết cực đoan.

- …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Hành động của em để góp phần giảm lượng khí carbon dioxide là:

- Tuyên truyền trong gia đình và những người xung quanh về biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính.

- Hưởng ứng ngày Trái Đất

- Tham gia các phong trào trồng cây, gây rừng

- Thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- ...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Việc trồng nhiều cây xanh, phủ kín đồi trọc đem lại lợi ích to lớn đến môi trường:

- Điều hòa khí hậu Trái Đất

- Tăng quá trình quang hợp, tức là tăng quá trình hấp thụ CO2, giải phóng O2.

- Tránh hiện tượng xói mòn, sạt lở đất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 148)

Hướng dẫn giải

- Nghị định thư Kyoto năm 1997 là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005.

- Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn.

- Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 .

* Nội dung

- Nội dung của Nghị định thư bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về bảo đảm tuân thủ.

- Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải khí nhà kính.

- Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)