Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 149)

Hướng dẫn giải

- Đá vôi có thành phần chính là CaCO3.

- Đá vôi được khai thác từ các dãy núi đá vôi, mỏ đá vôi hoặc bãi vỏ, xương động vật (san hô, vỏ ngao, ốc, …)

- Đá vôi được sử dụng trong nhiều ngành như: xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp:

+ Đá vôi nghiền được sử dụng nhiều trong côn nghiệp thủy tinh, xi măng, …

+ Sản xuất vôi sống, clorua vôi, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

Ở Việt Nam, đá vôi được khai thác chủ yếu từ các dãy núi đá vôi tập trung ở các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

1. 

- Nhiệt phân đá vôi:

CaCO3 \(\underrightarrow{t^o}\) CaO + CO2

- Phản ứng vôi sống tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

2.

- Việc khai thác đá vôi có ảnh hưởng lớn đến môi trường như xói mòn đất, ô nhiễm nước và phá hủy môi trường sống.

- Một số biện pháp để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường do việc khai thác đá vôi như:

+ Cần quy hoạch và cấp phép khai thác.

+ Sử dụng các kĩ thuật khai thác, thiết bị tiên tiến để hạn chế bụi gây ô nhiễm.

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Tránh hoặc giảm sử dụng thuốc nổ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 151)

Hướng dẫn giải

1.

- Thủy tinh thường thì được dùng để sản xuất các loại ly, cốc thủy tinh, bình hoa, chai lọ sử dụng hằng ngày.

- Thủy tinh chịu nhiệt được sử dụng để làm đồ trang trí nội thất, cửa kính các tòa nhà, kính bồn tắm đứng, …

2. Đất sét trắng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau: Nghề gốm, giấy, cao su, sơn, làm thủy tinh, làm chất dẻo, xi măng trắng, gạch chịu nhiệt, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục II (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 152)

Hướng dẫn giải

1. Ngành công nghiệp silicate gồm những ngành sản suất đồ gốm, thủy tinh, xi măng

Một số nơi sản xuất đồ gồm ở Việt Nam: Bát Tràng, Phù Lăng, Thổ Hà,…

Một số nơi sản xuất thủy tinh ở Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh,..

Một số nơi sản xuất xi măng ở Việt Nam: Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Tiên,...

2. Làm nguội từ từ để giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến những vết nứt hoặc vỡ thủy tinh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)