Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 151)

Hướng dẫn giải

- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

+ Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.

+ Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu.

- Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 151)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận:

- Đài hoa

- Cánh hoa

- Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực.

- Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực (nhị hoa) hoặc cái (nhụy hoa). Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.

- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

+ Hoa đơn tính: Một hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Trong đó, hoa đực chỉ có nhị và hoa cái chỉ có nhuỵ.

+ Hoa lưỡng tính: Một hoa có đủ cả nhị và nhuỵ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

- Hoa lưỡng tính : hoa nhãn, hoa bưởi, hoa vải, hoa ly, hoa cau.
- Hoa đơn tính : hoa liễu, hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột, hoa ngô.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Hoa hồng : 

+ màu : đỏ 

+ số cành : 30 

+ số nhị hoa : nhiều 

+ có nhụy hoa

+ đơn tính / lưỡng tính : lưỡng tính 

hoa sen : 

+ màu : hồng 

+ số cánh : 8 

+ số nhị : nhiều 

+ có hoa có / không : có 

+ đơn tính / lưỡng tính : lưỡng tính 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo:

- Thụ phấn là quá trình giao phối xảy ra ở giữa hai bông hoa của cùng một cây, trong phấn hoa này chuyển từ bao phấn sang nhụy.

- Thụ phấn chéo là quá trình giữa hai loài thực vật cùng loài và các loài hoa khác nhau, trong đó cũng các hạt phấn chuyển từ bao phấn sang nhụy. 

(Trả lời bởi Minh Hồng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người:

- Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công anh, lúa, ngô,…

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa nhãn, bưởi, vải, cam,…

- Hoa thụ phấn nhờ con người: hoa bầu, mướp,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 153)

Hướng dẫn giải

Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây vì: Những loài côn trùng này có vai trò quan trọng góp phần thụ phấn cho cây đảm bảo sự duy trì nòi giống của các cây này đồng thời làm tăng năng suất cây trồng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 153)

Hướng dẫn giải

Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp với nuôi ong vì:

- Ong có tập tính là hút mật các bông hoa đang nở, trong quá trình hút mật thì ong sẽ giúp thụ phấn cho hoa. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, tạo ra nhiều quả, làm tăng năng suất của cây trồng.

- Ngoài ra, mật ong có giá trị kinh tế cao → Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả vừa giúp tăng thêm thu nhập từ mật ong và sáp ong cho người nuôi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)