Bài 30: Ôn tập số thập phân

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 120)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

a) 8 mm = $\frac{8}{{1\;000}}$m = 0,008 m

b) 17 ml = $\frac{{17}}{{1\;000}}$ $\ell $ = 0,017 $\ell $

c) 500 g = $\frac{{500}}{{1\;000}}$ kg = 0,5 kg

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

a) Chữ số 3 trong số 2,03 thuộc hàng phần trăm           Đ

b) Chữ số 3 trong số 109,37 thuộc hàng chục                S

c) Chữ số 3 trong số 98,213 thuộc hàng phần nghìn     Đ

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Bạn nữ bên trái cao 156 cm = 1,56 m.

Số 1,56 có phần nguyên là 1, phần thập phân là 56.

- Bạn Rô-bốt cao 90 cm = 0,9 m

Số 0,9 có phần nguyên là 0, phần thập phân là 9.

- Bạn Hoa cao 125 cm = 1,25 m

Số 1,25 có phần nguyên là 1, phần thập phân là 25.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

a) 18,99 < 20,17

Giải thích:

So sánh phần nguyên có:

+ Chữ số hàng chục: 1 < 2. Vậy 18,99 < 20,17

b) 70,8 = 70,8

Giải thích:

So sánh phần nguyên:

+ Chữ số hàng chục: 7 = 7

+ Chữ số hàng đơn vị: 0 = 0

So sánh phần thập phân:

+ Chữ số hàng phần mười: 8 = 8

Vậy: 70,8 = 70,8

c) 100,10 = 100,1

So sánh phần nguyên:

+ Chữ số hàng trăm: 1 = 1

+ Chữ số hàng chục: 0 = 0

+ Chữ số hàng đơn vị: 0 = 0

So sánh phần thập phân:

+ Chữ số hàng phần mười: 1 = 1

+ Chữ số hàng phần trăm: 0 = 0 (do chữ số 0 ngoài cùng bên phải phần thập phân có thể thêm, bớt mà không thay đổi giá trị)

Vậy: 100,10 = 100,1

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Cách so sánh của Việt sai.

Vì khi so sánh hai số thập phân, ta so sánh giá trị của các chữ số thuộc cùng hàng ở phần nguyên trước, sau đó so sánh giá trị của các chữ số thuộc cùng hàng ở phần thập phân.

Số 17,1 và 9,725 có phần nguyên 17 > 9

Nên 17,1 > 9,725

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

a) Rô-bốt đã mua mỗi loại quả với số ki-lô-gam như sau:

Táo: 2,50 kg

Dưa hấu: 4,19 kg

Chuối: 4,00 kg

Nho: 1,75 kg

b) Sắp xếp cân nặng các loại quả theo thứ tự từ bé đến lớn là:

So sánh các số: 2,50; 4,19; 4,00; 1,75 bằng cách so sánh phần nguyên, sau đó so sánh các chữ số thuộc cùng hàng ở phần thập phân

- So sánh phần nguyên:

+ Chữ số hàng đơn vị: 1 < 2 < 4

- So sánh phần thập phân của 4,19 và 4,00:

+ Chữ số hàng phần mười: 0 < 1

Vậy: 1,75 < 2,50 < 4,00 < 4,19

Cân nặng các loại quả được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

1,75 kg; 2,50 kg; 4,00 kg; 4,19 kg.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Ta có 2,1 là số lớn hơn 2 nhưng bé hơn 3.

Vậy kí tự cần điền vào dấu “?” là “,”

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

a) 173 cm = $\frac{{173}}{{100}}$ m = $1\frac{{73}}{{100}}$ m = 1,73 m                               

82 dm =$\frac{{82}}{{10}}$ m = $8\frac{2}{{10}}$ m = 8,2 m                                          

800 kg = $\frac{{800}}{{1000}}$ tấn = 0,8 tấn

b) 3 dm2 =$\frac{3}{{100}}$ m2 = 0,03 m2                                       

1 m2 5 dm2 = $1\frac{5}{{100}}$ m2 = 1,05 m2                        

3 dm2 75 cm2 = $3\frac{{75}}{{100}}$ dm3,75 dm2

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

a) Túi cà chua cân nặng 1,4 kg.

b) Túi hành tây cân nặng 600g = 0,6 kg.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)