Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 51,52)

Hướng dẫn giải

a) không thể

b) không thể

c) nhiều khả năng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 51,52)

Hướng dẫn giải

Vì số bi đỏ nhiều hơn số bi đen nên khả năng Nam lấy được viên bi màu đỏ lớn hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 51,52)

Hướng dẫn giải

Ta thấy 13% < 22% < 24% < 40% nên khả năng có mưa của ngày thứ Ba là ít nhất; của ngày hôm nay là nhiều nhất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 53,54)

Hướng dẫn giải

Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6

- Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là 1.

- Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là 0.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 53,54)

Hướng dẫn giải

Có 3 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 3 biến cố đó là: “ Ô 1 có phần thưởng” ; “ Ô 2 có phần thưởng” và “ Ô 3 có phần thưởng”. Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{3}\)

Vậy Tìm xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng là \(\dfrac{1}{3}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 53,54)

Hướng dẫn giải

Có 6 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 6 biến cố đó là: “ Xuất hiện 1 chấm”; “ Xuất hiện 2 chấm”; “ Xuất hiện 3 chấm”; “ Xuất hiện 4 chấm”; “ Xuất hiện 5 chấm”;“ Xuất hiện 6 chấm”

Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{6}\)

Vậy xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2 là \(\dfrac{1}{6}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 55)

Hướng dẫn giải

Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6

- Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là 1.

- Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36” là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là 0.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 55)

Hướng dẫn giải

Có 2 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 2 biến cố “ Paul chọ đội Tây Ban Nha” và “ Paul chọn đội Hà Lan”. Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{2}\)

Vậy xác suất để Paul dự đoán đội Tây Ban Nha thắng là \(\dfrac{1}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 55)

Hướng dẫn giải

a) Hai biến cố A và B đồng khả năng vì đều có 5 khả năng cô gọi trúng bạn nam và 5 khả năng cô gọi trúng bạn nữ

b) Vì có 2 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 2 biến cố A và B nên xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 55)

Hướng dẫn giải

Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6

- Biến cố A là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là 1.

- Biến cố B là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là 0.

- Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên

Do có 6 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 6 biến cố đó là: “ Xuất hiện 1 chấm”; “ Xuất hiện 2 chấm”; “ Xuất hiện 3 chấm”; “ Xuất hiện 4 chấm”; “ Xuất hiện 5 chấm”;“ Xuất hiện 6 chấm”

Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{6}\)

Vậy xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6 là \(\dfrac{1}{6}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)